Theo đó, ĐH Quốc gia TP.HCM dù đứng sau ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng tăng liền 5 bậc từ 147 xuống 142.
Trong số 5 ĐH có tên trong danh sách này, ĐH Quốc gia Hà Nội giữ ổn định ở vị trí 139, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tăng hạng và được xếp vào nhóm 291-300.
Ngược lại với xu hướng tăng hạng và ổn định của 3 đơn vị trên, ĐH Huế và Trường ĐH Cần Thơ bị tụt hạng. Cụ thể, ĐH Huế rớt từ nhóm 301-350 năm ngoái xuống nhóm 352-400 năm nay. Trường ĐH Cần Thơ từ 251-300 xuống còn 301-350.
Phân tích sự thay đổi này, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết kết quả đánh giá của QS cho thấy sự nỗ lực tổng thể của ĐHQG TP.HCM trong mọi hoạt động. Trong đó, đáng chú ý là có sự phát triển mạnh về các chỉ số hội nhập quốc tế. Chỉ số này thể hiện rõ qua tỷ lệ sinh viên quốc tế đến học tập tại ĐH này.
tin liên quan
5 trường đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu ÁTuy nhiên theo tiến sĩ Chính, kết quả này còn thể hiện sự chủ động cung cấp thông tin rõ ràng hơn ra bên ngoài. “Mặc dù tổ chức xếp hạng này chủ động khai thác thông tin trên website các trường nhưng vẫn có tới 50% tổng số điểm có được từ ý kiến đánh giá của các nhà khoa học và đơn vị tuyển dụng”, ông Chính nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, chia sẻ QS là một tổ chức xếp hạng quốc tế, làm việc độc lập nên kết quả tương đối khách quan. Do vậy, nhà trường rất quan tâm đến bảng xếp hạng này và luôn chú ý điều chỉnh trong mọi hoạt động để giữ được vị trí tốt nhất. Tuy nhiên trong những thời điểm khác nhau, sự thế hiện của trường so với từng loại tiêu chí khác nhau nên dẫn đến sự thay đổi thứ hạng.
Ngoài đánh giá từ nhà khoa học và nhà tuyển dụng, bảng xếp hạng này còn dựa vào các tiêu chí đảm bảo chất lượng khác như: tỷ lệ sinh viên/giảng viên, chỉ số trích dẫn và bài báo khoa học, số bài báo/giảng viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế, giảng viên có trình độ tiến sĩ, sinh viên quốc tế, trao đổi sinh viên…
Bình luận (0)