Gây cho học sinh tâm lý ỷ lại
Trước hết, phải thừa nhận quan điểm của Bộ GD-ĐT trong việc xem xét quá trình học tập ở cả giai đoạn THPT là một quan điểm nhân văn và tiến bộ. Từ đó, Bộ chủ trương xét tốt nghiệp THPT được tính bằng điểm trung bình cả năm lớp 12 (chiếm nửa số điểm) và trung bình kết quả 4 bài thi THPT quốc gia. Theo cách tính của Quy chế thi THPT quốc gia, điểm trung bình cả năm lớp 12 càng cao, học sinh (HS) càng thuận lợi trong việc xét tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, Bộ cũng cho phép các trường ĐH, CĐ xét tuyển bằng phương thức xét học bạ (1 năm học lớp 12 hoặc 5 học kỳ bậc THPT). Tất cả những cải cách này phù hợp với định hướng đánh giá cao quá trình học tập xuyên suốt bậc THPT của các em HS.
[VIDEO] Không học đại học thì làm gì?
|
tin liên quan
Hụt hơi chạy theo đổi mới thi cửCần tính thêm tỷ lệ điểm thi THPT khi xét học bạ vào ĐH
Việc xét tuyển bằng phương thức học bạ vào trường ĐH càng “hỗ trợ” tốt cho những HS được giúp đỡ bằng cách này. Hệ lụy dễ dẫn đến đối với một số trường chưa đánh giá đúng thực chất ở chỗ một lượng khá lớn HS (không phải là HS khá giỏi có ý thức học tập) hoàn toàn chủ quan và không có động cơ học tập nghiêm túc.
Giải pháp kêu gọi các trường dạy thực, học thực, cho điểm thực e rằng chưa thể thực hiện đồng loạt, ít nhất trong tình hình hiện nay. Vì vậy xin đề xuất khi xét tuyển bằng phương thức học bạ, vẫn phải tính điểm thi THPT quốc gia theo tỷ lệ nhất định (ví dụ: 30% điểm thi; 70% điểm học bạ tùy theo từng trường nhưng Bộ cần quy định tỷ lệ tối thiểu). Như thế có thể dung hòa được cả 2 phương thức xét tuyển.
Ngoài ra, Bộ cần điều chỉnh việc xét đặc cách tốt nghiệp THPT. Trước khi thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia ban hành kèm Thông tư 02/2015 ngày 26.2.2015, việc xét đặc cách tốt nghiệp THPT được tính với HS xếp học lực trung bình trở lên khi đã dự thi bất kỳ môn nào thì tất cả các môn dự thi phải đạt từ 5.0 điểm trở lên. Tuy vậy, lúc đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT thuần túy và việc đạt điểm 5.0 không quá khó. Với kỳ thi THPT quốc gia hiện nay với 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào ĐH nên tỷ lệ đề thi dành cho xét tốt nghiệp là 60% và ĐH là 40%. Vì thế, điểm 5.0 trên thang điểm 10 trước đây hiện nay nên là 3.0/6.0 thì thuyết phục hơn.
Khi hình mẫu cũng bị “xét lại”
Đầu tháng 5 vừa qua, ĐH Chicago (Mỹ) tuyên bố không yêu cầu ứng viên nội địa dự tuyển vào ĐH của mình bắt buộc phải có điểm SAT/ACT. Lý do, theo ông James G.Nondorf, Giám đốc bộ phận tuyển sinh và hỗ trợ tài chính của ĐH Chicago, các bài kiểm tra không phải là điều cốt lõi nhất, mục tiêu của trường là tuyển được nhiều ứng viên hơn từ các gia đình có thu nhập thấp và trung bình, giúp họ có được trải nghiệm trong môi trường giáo dục ĐH tinh hoa.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, không chỉ ĐH Chicago mà nhiều trường được liệt vào dạng danh tiếng của Mỹ cũng đang có động thái “xét lại” trong việc sử dụng kết quả các kỳ thi chuẩn hóa như SAT, ACT, mặc dù từ hàng chục năm nay, kết quả các kỳ thi này được hầu hết các trường CĐ, ĐH có chọn lọc cao ở Mỹ sử dụng để làm một trong những căn cứ tuyển sinh.
Theo anh Châu Quang, nghiên cứu sinh giáo dục học tại ĐH Suny Albany (Mỹ), động thái “xét lại” với việc sử dụng điểm SAT/ACT đã xuất hiện từ khá lâu ở Mỹ nhưng chưa tạo được tiếng vang đáng kể nào, cho đến khi có sự tham gia của một số trường tên tuổi trong thời gian gần đây. “Lý do các trường tham gia chiến dịch này vì họ cho rằng các bài thi không hoàn toàn phản ánh trình độ ứng viên, và các bài thi là gánh nặng với các gia đình khó khăn. Nhưng lý do sâu xa của việc này là họ muốn thu hút nhiều sinh viên không chỉ giỏi học lực và còn giỏi các lĩnh vực khác, ví dụ thể thao và họ luôn tìm cách cân bằng hai cái này”, anh Quang nhận xét.
Quý Hiên
|
Bình luận (0)