Sáng nay 12.9, trong buổi gặp gỡ báo chí về chương trình kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, khi được hỏi PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về thu nhập và "chạy sô" dạy thêm của giảng viên.
Ông Sen cho biết, trong số 984 giảng viên của trường hiện có khoảng 70 người có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. Trường có ý muốn trợ cấp thêm thu nhập nhưng có trên 30 người từ chối vì có những người gia đình có công ty riêng. Như vậy có khoảng 30 người có thu nhập thấp nhưng so với tổng số thì không đáng kể.
Tuy nhiên, ông Sen cho biết ngoài thu nhập chuẩn giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ chuẩn, tham gia các đề tài nghiên cứu.
tin liên quan
Khó giảm chỉ tiêu vì sợ giảng viên mất việc!Trong khi tổng số lượng học sinh phổ thông hằng năm có xu hướng giảm dần, sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai cũng đang thay đổi rất rõ nhưng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH vẫn tăng đều, dẫn đến việc các trường ĐH rất khó khăn trong tuyển sinh.
Về việc "chạy sô" dạy thêm của giảng viên, PGS-TS Võ Văn Sen cho rằng không thể cấm được. Phân tích nhận định này ông Sen nói đây là khó khăn chung của trường ĐH hiện nay. Ngay cả một trường ĐH khác dù trả lương giảng viên ở mức 20-30 triệu đồng mỗi tháng cũng không thể giữ được giảng viên chỉ dạy ở trường mình. Vì dù trả cao như mức nêu trên nhưng cũng không bằng thu nhập thực tế khi dạy thêm. Đến thời điểm này đây là việc chưa trường ĐH nào ở Việt Nam có thể làm được.
Theo ông Sen, hiện tượng trên có lý do từ việc số lượng giảng viên có trình độ quá ít mà số trường ĐH quá nhiều. "Tình trạng trường ĐH chỉ có 5-10 tiến sĩ cơ hữu cho toàn trường trong khi có hàng ngàn sinh viên khá nhiều. Để có người dạy, các trường này phải mượn tên giảng viên trường khác", ông Sen nói.
Cũng theo ông Sen, Luật Giáo dục hiện nay chỉ quy định giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ tại chỗ sẽ không được phép làm thêm việc khác. Trường chỉ có biện pháp khuyến khích và đặt ra quy định về nghiên cứu. Giảng viên phải vượt qua giờ dạy chuẩn và có công bố khoa học đầy đủ mới được đi dạy thêm chỗ khác. Còn ngược lại, hiệu trưởng sẽ xem xét.
tin liên quan
Giảng viên chạy sô: Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏmTìm giảng viên (GV) có học vị cao theo yêu cầu là điều không đơn giản đối với nhiều trường ĐH-CĐ. Trong khi đó, không ít GV tìm mọi cách hợp thức hóa bằng cấp mà không quan tâm đến giá trị của văn bằng như thế nào.
Bình luận (0)