Vì vậy, nhu cầu về y, bác sĩ rất lớn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thông báo tuyển người, nhưng số hồ sơ dự tuyển không đủ. Bác sĩ Nguyễn Văn Xáng, Phó giám đốc bệnh viện này giải thích nguyên nhân: nhiều bác sĩ trẻ ra trường muốn ở lại thành phố lớn, để học tiếp hoặc tìm việc làm với lương cao. Bác sĩ M., trước đây làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, sau đó vào làm tại một bệnh viện tư nhân ở tỉnh B., thu nhập 30-40 triệu đồng/tháng. Bác sĩ Th., được một bệnh viện tư nhân ở TP.HCM mời làm việc, lương 30 triệu đồng/tháng, ngoài ra mỗi ca mổ còn được tiền bồi dưỡng. Mới đây, một bác sĩ trẻ, vừa tốt nghiệp loại giỏi, đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa liên hệ xin việc. Lãnh đạo bệnh viện cho biết, thu nhập ban đầu khoảng 2 triệu đồng/tháng. Bác sĩ trẻ nhẩm tính chi tiêu: tiền thuê nhà 600.000 đồng/tháng, ăn sáng tối thiểu 10.000 đồng/ngày, ăn hai bữa chính 30.000 đồng/ngày; tổng cộng hết 1,8 triệu đồng, còn lại 200.000 đồng/tháng, không đủ đổ xăng. Rồi bác sĩ “bằng đỏ” đi mất…
Tình trạng thiếu bác sĩ như trên xảy ra ở nhiều bệnh viện do Nhà nước quản lý. Để khắc phục, theo bác sĩ Nguyễn Văn Xáng, cần có giải pháp tổng thể. Trước mắt, cần tăng lương cho y, bác sĩ; tạo điều kiện cho họ làm thêm để có thu nhập chính đáng trên cơ sở chuyên môn của mình; có chính sách khuyến khích về đào tạo chuyên môn… Những địa phương có điều kiện nên xây căn hộ chung cư cho y, bác sĩ mới ra trường thuê với giá rẻ; phụ cấp tiền xăng, ăn trưa…
Xuân Hòa
Bình luận (0)