Năm 2016, khung học phí của Hà Nội tăng 30%

03/12/2015 08:35 GMT+7

HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt mức thu học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân...

HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt mức thu học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân...

Chiều 2.12, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt mức thu học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Hà Nội năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. 
Theo đó, từ đầu năm 2016, mức thu của khung học phí cơ bản sẽ tăng thêm 30%. Cụ thể, với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập năm học 2015 - 2016, mức thu như sau: bậc nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên cấp THCS, giáo dục thường xuyên cấp THPT ở vùng thành thị là 60.000 đồng/tháng/HS, vùng nông thôn là 30.000 đồng/tháng/HS, miền núi là 8.000 đồng/tháng/HS. Hiện, mức thu ở vùng thành thị là 40.000 đồng/tháng/HS, ở vùng nông thôn là 20.000 đồng/tháng/HS và miền núi được miễn học phí.
* Sáng cùng ngày, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cấp TP năm 2016.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng TP lo đầu tư công nhiều nhưng không lo quản lý tài sản công đã có. Theo ông Nam, trong báo cáo của UBND TP đã nói tồn tại hạn chế trong quản lý tài sản công, nhưng chưa đầy đủ và chưa nhìn thẳng vào những tồn tại tài sản của nhà nước, đặc biệt là nhà của nhà nước. Từ năm 2012 - 2013 HĐND TP.Hà Nội đã giám sát về quản lý tài sản nhà của nhà nước, đã chỉ ra một loạt những bất cập, hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà của nhà nước. Như sử dụng lãng phí nhà, cho thuê lại lấy chênh lệch giá, cho thuê không thu được tiền, mang vốn, nguồn lực nhà của nhà nước đi hùn vốn đầu tư nhưng không hiệu quả.
Đại biểu Vũ Đức Bảo cho rằng, trong cân đối nguồn thu ngân sách, phải đi sâu vào nghiên cứu, ví dụ thu từ tài sản công nhà nước, nguồn sử dụng đất ra sao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.