Nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ: Không thể chậm trễ hơn nữa!

22/07/2019 11:49 GMT+7

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh được tổ chức tại TP.HCM, chiều 20.7.

Đây là tọa đàm thứ hai, sau tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử được Bộ GD-ĐT tổ chức ngay sau kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ, song Lịch sử và Tiếng Anh vẫn là hai môn có số điểm trung bình thấp nhất.
Báo cáo tại tọa đàm, ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, hằng năm Bộ đều phân tích kết quả thi THPT quốc gia trong đó có môn tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy - học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.
Trong phiên trao đổi, các lãnh đạo Vụ, Cục cùng các chuyên viên phụ trách môn Tiếng Anh đã có những phát biểu và chia sẻ các nội dung liên quan đến việc giảng dạy Anh ngữ tại các trường phổ thông.
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia cho rằng cho rằng cần sớm triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm và rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.
Cũng trong phiên trao đổi này, đại diện phía Trung tâm Anh ngữ, ông Steven Happel, Quản lý chuyên môn Cấp cao của Anh văn Hội Việt Mỹ VUS cũng đưa ra nhận xét và góp ý. Theo ông, quá trình huấn luyện và đào tạo để đảm bảo chất lượng giáo viên dạy ngoại ngữ hiện nay chưa có chuẩn chính xác và bài bản. Các giáo viên đang thiếu cơ hội được tham gia các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp. Trong khả năng của mình, với mong muốn đóng góp vào kết quả chung, mỗi năm, VUS vẫn bền bỉ đưa Hội nghị Giảng dạy tiếng Anh VUS TESOL đến đông đảo giáo viên Anh ngữ trên cả nước và khu vực. Và sắp tới VUS sẽ tiếp tục có nhiều chương trình để hỗ trợ đào tạo giáo viên các trường chính quy nhằm góp phần thiết thực vào mục tiêu nâng cao trình độ Anh ngữ của học sinh.
Ông Steven Happel, Quản lý chuyên môn cấp cao của VUS phát biểu tại tọa đàm

Ông Steven Happel, Quản lý chuyên môn cấp cao của VUS phát biểu tại tọa đàm

Bà Lê Quang Thục Quỳnh, Tổng giám đốc VUS cũng đưa ra một số báo cáo và đề xuất nhằm giúp phát triển việc dạy và học tiếng Anh trên cả nước. Cụ thể có ba việc cần đẩy mạnh và thực hiện nhanh chóng. Phát huy sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công từ đó thấy rõ hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục - Phát huy vai trò của trung tâm Anh ngữ trong phổ cập tiếng Anh cho mọi người - Tạo điều kiện phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ chất lượng.
Để thực hiện và sớm hiện thực hóa các đề xuất trên, Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã và đang có những bước xúc tiến đồng thời đưa vào thực tế các hoạt động thực tiễn. Trong đó phải kể đến, chương trình hỗ trợ đào tạo giáo viên tiểu học theo hình thức tự nguyện đăng ký và VUS hỗ trợ tài chính với mục tiêu giúp giáo viên đạt chuẩn đầu ra là PET. Chương trình thực hiện thí điểm với 100 giáo viên đào tạo trong 10 tháng với ngân sách đầu tư dự kiến khoảng 2,3 tỉ đồng.
Bà Lê Quang Thục Quỳnh phát biểu trong phiên thảo luận

Bà Lê Quang Thục Quỳnh phát biểu trong phiên thảo luận

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận những ý kiến từ các thành viên tham gia, đồng thời đưa ra các nhận định để khép lại buổi tọa đàm lần này.
“Chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên, lâu nay chuẩn hóa giáo viên vẫn theo nguyên tắc nặng bằng cấp, nhẹ thực hành. Phải từng bước hoàn thiện quy trình chuẩn hóa. Giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy”.
Đại diện giáo viên nước ngoài của VUS lắng nghe chia sẻ từ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Đại diện giáo viên nước ngoài của VUS lắng nghe chia sẻ từ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng cũng lưu ý đến nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để mọi người có thể linh hoạt học mọi lúc mọi nơi, bên cạnh đó cần phát triển một hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ Anh ngữ chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi bên một kiểu như hiện nay. Và đó cũng sẽ là bước đệm giúp đẩy mạnh việc xã hội hóa Anh ngữ, tránh tình trạng chênh lệch quá rõ ràng giữa các địa phương như hiện nay.
“Quan trọng là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.