Để tác phẩm đương đại “chen” được vào SGK
Chương trình hiện hành đưa vào những tác phẩm mà người soạn sách cho là tiêu biểu nhất hoặc cho các thể loại, hoặc là cho thể loại văn học. Do vậy, các tác phẩm này lấp đầy chương trình, không còn chỗ cho học sinh (HS) hoặc giáo viên (GV) tìm đọc, phân tích những tác phẩm mà HS yêu thích. Bởi vậy, HS toàn học những tác phẩm tối thiểu cũng phải cách đây 50 năm, khá xa lạ nên không “chinh phục” được HS. Do đó mới có hiện tượng HS thích đọc truyện nhưng mà lại chán học văn.
Trong tương lai, có thể phải sắp xếp theo hướng gắn thể loại với lịch sử phát triển văn học để HS có cái nhìn về lịch sử. Với THCS thì chỉ nên trình bày về lịch sử văn học bằng những bảng phụ lục ở cuối sách để HS tìm hiểu chứ không bắt thi cử nghiền ngẫm về thời kỳ văn học khác nhau.
tin liên quan
Ngại học văn vì... sách giáo khoa !Chương trình, sách giáo khoa môn ngữ văn hiện hành là một trong những nguyên nhân không nhỏ khiến học sinh chán và ngại học môn này.
Vẫn phải khẳng định có những tác phẩm bắt buộc phải đưa vào chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông bởi đó là những đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật, không thể bỏ qua và có danh sách cụ thể. Ví dụ tác phẩm Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Truyện Kiều của Nguyễn Du... Bên cạnh đó, có những tác phẩm tiêu biểu cho các thời kỳ lịch sử và người biên soạn SGK có quyền giới thiệu một số tác phẩm chứ không bắt buộc phải chọn tác phẩm này hay tác phẩm kia, miễn là nó đại diện cho một thể loại văn học hoặc tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử.
|
Thay đổi về quan niệm dạy, học
Quan niệm về dạy văn hiện nay cũng rất khác nhau giữa các nhà văn với các nhà biên soạn SGK. Các nhà văn thì hướng dạy văn là văn học nhưng với mục đích của môn văn trong trường phổ thông thì văn học chỉ là một loại văn bản, dù có thể là loại văn bản quan trọng nhất. Số HS sau này trở thành nhà văn rất ít nên trước hết dạy học văn ở diện đại trà là phải dạy cho HS kỹ năng đọc hiểu.
Bậc tiểu học và trung học cũng cần có những chọn lựa văn bản đưa vào giảng dạy rất khác nhau. Chẳng hạn, việc đưa văn bản vào SGK có được rút gọn hay không? Từ bậc THCS phải dạy nguyên văn một văn bản. Ở nước ngoài, nếu là truyện ngắn hoặc rất ngắn thì có thể dạy toàn văn, nếu là truyện vừa hoặc tiểu thuyết thì chỉ tóm tắt từng chương ở SGK và HS phải tìm tác phẩm ấy để đọc trọn vẹn chứ không đưa vào sách. Điều này sẽ tránh được việc vẫn gây tranh cãi lâu nay là tác phẩm đưa vào SGK bị sửa chữa, cắt xén.
tin liên quan
Định hướng cách ôn thi môn vănTheo đề thi minh họa môn văn mà Bộ GD-ĐT đã công bố, đi sâu vào từng câu, dễ thấy đề thi lần này yêu cầu cao hơn về độ khó.
Ngoài hiểu biết về văn học thì HS học văn còn để biết cách đọc hiểu những văn bản thông tin, khoa học... để có thể sử dụng trong cuộc sống. Nếu đổi mới theo hướng tự chọn thì GV nên hướng dẫn để HS tìm đọc những tác phẩm trọn vẹn bằng cách mua sách hoặc đọc ở thư viện hoặc trên mạng... Chỉ có như vậy thì HS mới hiểu hết giá trị và ý nghĩa của tác phẩm.
Nên xác định là môn học công cụ
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, trong lần đổi mới chương trình, SGK tới đây, môn ngữ văn nên được xác định là một môn học công cụ có mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, trong đó có năng lực đọc hiểu các tác phẩm văn học, cho HS. Năng lực sử dụng tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho HS là công cụ để HS học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Việc xác định mục tiêu giáo dục như vậy phù hợp với xu hướng chung trên thế giới hiện nay là xây dựng chương trình theo định hướng năng lực.
Cùng quan điểm, GS Nguyễn Khắc Phi, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục VN, cho rằng chương trình hiện hành đã xác định ngữ văn là môn học công cụ, đồng thời cũng là một môn khoa học xã hội. Song tính chất công cụ phải được nêu lên đầu tiên vì khoa học xã hội, bên cạnh ngữ văn còn nhiều môn học khác. Nếu tính chất công cụ là chính thì phân môn tiếng Việt vẫn phải được coi trọng hơn và kỹ năng giao tiếp phải được đưa lên hàng đầu.
Tuệ Nguyễn - Quý Hiên
(ghi) Ngữ liệu văn học phải đa dạng, gần gũi với HS
Chương trình và SGK ngữ văn phải lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nghe, nói) làm các trục chính và nội dung chương trình các lớp học, cấp học được triển khai theo mức độ yêu cầu về các kỹ năng giao tiếp từ thấp lên cao chứ không theo trình tự lịch sử văn học và mảng kiến thức về các cấp độ của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ. Theo cách đó, văn học có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp ngữ liệu, chất liệu cuộc sống và cảm hứng cho các hoạt động giao tiếp. Muốn vậy, ngữ liệu văn học phải đa dạng, gần gũi với kinh nghiệm, sở thích HS và dĩ nhiên phải có tác dụng giáo dục về tình cảm và thẩm mỹ. Ngoài các tác phẩm văn học, còn phải có những loại văn bản khác thường dùng trong cuộc sống hằng ngày và có thể có cả tranh ảnh, đồ thị, ký hiệu, biểu tượng.
PGS Bùi Mạnh Hùng
(Trường ĐH Sư phạm TP. HCM) Chưa cần đi sâu vào văn học sử
Chương trình dạy học văn ở phổ thông lâu nay có vấn đề, không thích hợp. Ta dạy theo tinh thần văn học sử chuyên sâu, thành thử học trò bé phải học văn học trung đại, lớn hơn thì học cận đại, đến lớp 12 thì mới được học văn học hiện đại, điều này khiến HS lớp bé khó tiếp cận. Yêu cầu của bậc phổ thông với môn văn là trang bị tri thức phổ thông cơ bản thôi chứ chưa cần đi sâu vào văn học của từng giai đoạn lịch sử. Việc giảng dạy kỹ hơn văn học từng thời kỳ chỉ hợp lý với các chương trình chuyên sâu ở ĐH hoặc CĐ.
Pgs Nguyễn Thanh Bình
(nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) Tuệ Nguyễn - Quý Hiên
(ghi) |
tin liên quan
Bí quyết thi trắc nghiệm môn địaThi trắc nghiệm cần sự chính xác, hoàn toàn không thích hợp cho thí sinh học qua loa, ưa 'chém gió'. Sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp thí sinh đạt kết quả tốt kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Bình luận (0)