Tiến sĩ Trần Thế Hoàng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định: “Tôi hoàn toàn ủng hộ hình thức thi trắc nghiệm khách quan các môn (trừ môn văn). Khi đó độ lệch về nhận xét giữa những người chấm thi với bài thi trắc nghiệm không có như hình thức tự luận. Ngoài ra, thi trắc nghiệm còn đạt được mục tiêu nhanh, chính xác, công bằng và đỡ tốn kém.
Có ý kiến tương tự, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đồng ý việc chuyển đổi nhiều môn sang phương án thi trắc nghiệm là phù hợp với xu hướng thế giới. Ngoài ra, cách thi này còn đảm bảo khách quan hơn cho một kỳ thi được giao cho các sở GD-ĐT tổ chức.
tin liên quan
Hội Toán học phản đối thi trắc nghiệm môn toánSau cuộc họp đột xuất hôm qua 12.9, Ban Chấp hành Hội Toán học dự kiến sẽ kiến nghị lên Chính phủ, Bộ GD-ĐT phản đối việc năm 2017 và một số năm tiếp theo thi THPT quốc gia bằng hình thức trắc nghiệm môn toán.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nêu ý kiến: “Bản thân tôi ủng hộ hình thức thi trắc nghiệm môn toán. Với hầu hết các trường ĐH, trong quá trình đào tạo môn toán là cơ sở để học tiếp các học phần chuyên ngành. Vì vậy có thể kỳ thi THPT quốc gia đề toán thi dạng trắc nghiệm, với những trường ĐH đào tạo chuyên sâu toán có thể tổ chức đánh giá riêng theo hình thức tự luận”.
Cũng trong buổi mạn đàm, các trường đều mong muốn kỳ thi THPT quốc gia diễn ra nghiêm túc để sử dụng kết quả này tuyển sinh. Các trường cũng thống nhất, nếu có kỳ thi đánh giá năng lực thì kỳ thi này không nên thi lại những nội dung kỳ thi quốc gia đã thực hiện và phải đáp ứng được yêu cầu đánh giá của từng nhóm ngành.
tin liên quan
Lợi thế khi thi trắc nghiệm môn toánBài của GS Nguyễn Tiến Dũng (Pháp) đề nghị Bộ GD-ĐT cẩn trọng thi trắc nghiệm môn toán đăng trên Báo Thanh Niên ngày 9.9 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nếu có kỳ thi đánh giá năng lực thì nên có đầu mối để phối hợp tổ chức chung cho các trường. Chúng tôi sẽ cân nhắc trình cho hội đồng các trường ĐH tại TP.HCM để xin ý kiến và thống nhất các trường đăng ký tham gia đóng góp tài nguyên vật liệu. “Hiện nay ĐH Quốc gia TP.HCM đã có một số câu hỏi, nếu kiên quyết thì trong vòng 3 tháng có thể đưa ra ngân hàng đề thi đánh giá năng lực. Tất nhiên cần phải thử nghiệm và có thể chưa áp dụng cho năm 2017 vì phải thử nghiệm để đánh giá độ chính xác, phân tách tới đâu”, ông Nghĩa cho hay.
Bình luận (0)