Ngay sau đó, nước Mỹ và cả thế giới đã “nóng” dần lên trong những chia sẻ và ủng hộ cho người nhập cư, người Hồi giáo và quyền con người trên toàn thế giới [2].
Nhân dịp này, xin được chia sẻ một số chuyện nhỏ về nước Mỹ, dân nhập cư và giáo dục quốc tế ở Mỹ.
Ai là người Mỹ?
Nếu nói đến người Mỹ gốc (Native American), người thổ dân da đỏ có lẽ là giống nòi duy nhất tự hào nói rằng “Tôi là người Mỹ”, theo lịch sử hình thành nước Mỹ. Việc các quốc gia châu Âu, ban đầu sử dụng Mỹ như một nơi đày người phạm tội của mình sang đấy, và sau này, là mảnh đất của những con người mong muốn thoát khỏi châu Âu “khép kín”, “khuôn phép” hàng thế kỷ đã sang Mỹ để tìm đến một “mảnh đất hứa”. Nước Mỹ cũng được xây dựng và phát triển lên nhờ có châu Phi, bao gồm cả từ con người và những tài nguyên được cập bến bờ nước Mỹ trong hơn mấy thế kỷ.
Cho đến năm 1863, khi Abraham Lincoln tuyên bố quyền tự do cho nô lệ, về nguyên tắc, nước Mỹ đã hình thành một giá trị Mỹ: Con người được sinh ra với sự bình đẳng và tự do, không ai có quyền lấy đi của họ những quyền tự do đấy. Người Mỹ, mặc dù phải đấu tranh qua nhiều năm tháng, luôn cảm thấy tự hào về tinh thần tự do và dũng cảm của mình, bởi họ là đại diện cho những con người yêu chuộng tự do, sắn sàng dẫn thân và minh chứng giá trị của mình qua những công việc, thành tựu mình đạt được. Do vậy, hoàn toàn không quá lời khi nói “Nước Mỹ là đất nước của dân nhập cư” [3], với một câu thành ngữ nối tiếng về điều này “melting pot” (“Mỹ giống như lẩu thập cẩm”) [4].
Chưa khi nào trong lịch sử Mỹ lại bị thách thức khi lãnh đạo Mỹ đang đặt ra những quy định nhằm hạn chế sự tự do của người dân, gồm có tự do giao thương (cấm đến Mỹ, xây tường ngăn cách Mỹ và Mexico) và phân biệt tôn giáo, một trong những điều cấm trong pháp luật Mỹ.
tin liên quan
Du học sinh Việt trước sắc lệnh của ông TrumpGiới sinh viên quốc tế theo học tại Mỹ đang lâm vào tình trạng hoang mang vì sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump cũng như tin đồn về các sắc lệnh khác.
Nhìn lại lịch sử gia đình của Tổng thống Mỹ hiện nay, chúng ta có thể khá ngạc nhiên khi biết là gia đình ông cũng chính là gia đình nhập cư từ Đức [5]. Mặc dù có thể có nhận định về tinh thần “thượng đẳng” của người da trắng trong những chính sách của Tổng thống trong tuần đầu sau nhậm chức, nhưng có lẽ sẽ hơi khó hiểu về những nguyên do nào nằm sau những quyết định của lãnh đạo Mỹ tuần qua:
40% số người trong Top 500 Fortune của Mỹ đều có nguồn gốc nhập cư
1. Bản thân Tổng thống và 40% số người trong Top 500 Fortune của Mỹ đều có nguồn gốc nhập cư. 14 người Mỹ có nguồn gốc nhập cư nằm trong danh sách Top 400 Forbe thậm chí còn giàu hơn Tổng thống Mỹ hiện nay [6].
|
Tự hào là dân nhập cư
2. Với thung lũng Sillicon huyền thoại, việc bạn là dân nhập cư là điều đáng tự hào, do trên 74% kỹ sư và người lập trình toán (tuổi từ 25-44) trong các công ty công nghệ đều sinh ra ở nước ngoài (không phải ở Mỹ), và/hoặc có xuất phát là dân nhập cư [7].
|
Theo Forbes, người nhập cư đã tạo dựng lên 51% các doanh nghiệp “start-up” hàng tỉ USD cho nước Mỹ từ 1995-2005 [8]. Năm 2012, các công ty công nghệ và kỹ sư do người nhập cư sáng lập đã tạo ra doanh thu 63 tỉ USD và thuê 560.000 người lao động [9]. Và đúng như đồng sáng lập Google - Sergey Brin nói, “Tôi là người nhập cư” [10], lịch sử của Sillicon Valey và nước Mỹ cũng đều là vậy, đều được xây dựng nên bởi người nhập cư và tất cả giống nhau ở điểm cùng là dân nhập cư mà thôi.
Sinh viên quốc tế đóng góp cho kinh tế Mỹ 32,8 tỉ USD mỗi năm
3. Khi nói đến dân nhập cư, không thể không nói đến sinh viên quốc tế tại Mỹ. Năm 2016 là một năm đỉnh cao của Mỹ khi số lượng sinh viên nước ngoài đến Mỹ học dưới visa F, M là gần 1 triệu người, theo thống kê của SEVP và do Open Door công bố [11]. Cũng theo Open Door, sinh viên quốc tế đã đóng góp cho kinh tế Mỹ 32,8 tỉ USD mỗi năm (do đóng tiền học thường cao hơn nhiều so với sinh viên Mỹ và do các sinh hoạt phí cần trả cho địa phương), tạo ra hơn 400.000 lao động cho người Mỹ và làm đa dạng hóa văn hóa trường học, tăng cường khả năng quốc tế hóa chương trình học cho sinh viên và giáo viên Mỹ [11].
|
Trong số này, Iran (một trong 7 nước Hồi giáo bị cấm đến Mỹ theo lệnh của Tổng thống Mỹ) đã gửi hơn 12.000 sinh viên đến Mỹ trong năm 2015-2016, nhiều nhất so với các nước nằm trong danh sách 7 nước Hồi giáo bị cấm đến Mỹ [12]. Trong 6 nước Hồi giáo nằm trong danh sách bị cấm đến Mỹ còn lại, mỗi nước gửi đến Mỹ ít hơn 2000 sinh viên trong năm học trước [12].
Với Mexico, nước láng giềng ngay sát Mỹ, số sinh viên Mexico đang học tại Mỹ là gần 15.000 (theo dữ liệu năm 2013/2014), và dự kiến sẽ tăng lên 100.000 theo chương trình phát triển Proyecta 100.000, một chương trình hợp tác chung đa dạng giữa các trường đại học, các chương trình phi chính phủ và các giáo sư nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác giáo dục giữa Mexico và các nước Mỹ Latinh, theo cùng tinh thần của chương trình 100.000 Strong in Americas (100.000 sinh viên tốt hơn trong hệ thống châu Mỹ, chương trình trao đổi sinh viên giữa Mỹ và các nước) [13].
tin liên quan
Du học, làm việc ở Mỹ thay đổi gì khi có tổng thống mới?Hiện nay, nhiều sinh viên nước ngoài học tại Mỹ khá hoang mang về các quy định và quy chế cho học sinh - sinh viên (HS-SV) quốc tế dưới sự điều hành của chính phủ Mỹ mới sẽ do ông Donald Trump lãnh đạo.
Ngoài những lệnh về cấm nhập cảnh Mỹ của những người di dân và từ các nước Hồi giáo, những tuyên bố về tăng thuế, xây tường giữa Mỹ và Mexico, cũng như những khẳng định về cuộc đấu tranh với các nước để mang “công việc” về cho nước Mỹ cũng làm quan ngại lớn đến sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Trung quốc ở Mỹ. Không chỉ là công xưởng của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, Trung quốc là nước có số sinh viên đông nhất đến học ở Mỹ và các nước khác trên thế giới. Cụ thể là ở Mỹ, sinh viên Trung quốc chiếm trên 31,5% tổng số sinh viên quốc tế tại đây [14], và cùng với Ấn độ, Hàn Quốc, họ chiếm khoảng gần 53,2% tổng số sinh viên nước ngoài ở Mỹ và chiếm khoảng 70% sinh viên châu Á ở Mỹ [14].
Câu chuyện về lệnh cấm người di dân và Hồi giáo có lẽ chỉ là những dấu hiệu ban đầu cho một chính sách đối ngoại mới của Mỹ đối với thế giới dưới một hệ lãnh đạo mới của Mỹ. Tuy nhiên, nó không chỉ dừng lại ở ảnh hưởng của chính sách đối ngoại, thương mại, hay của quan hệ biên giới. Tất cả đều ảnh hưởng sâu sắc đến chương trình giáo dục quốc tế của Mỹ, đến giá trị Mỹ đã được xây dựng hàng trăm năm, và quan trọng nhất, theo quan điểm cá nhân, là niềm tin vào quyền tự do và dân chủ ở nước Mỹ. Với những hạn chế hay cấm đoán trong quan hệ đối ngoại như lãnh đạo Mỹ đang tiến hành, chúng ta thực sự không biết tương lai của giáo dục quốc tế tại Mỹ sẽ đi về đâu? Chẳng lẽ nhận định của GS. Philip Altbach và Hans de Wit về một thời kỳ “chấm dứt (tạm thời) chủ nghĩa quốc tế Mỹ” đã bắt đầu [15]?
Tài liệu tham khảo:
[1] http://www.cnn.com/2017/01/28/politics/donald-trump-executive-order-immigration-reaction/index.html
[2] http://www.cnn.com/2017/01/30/politics/trump-travel-ban-world-reaction/; http://www.chronicle.com/article/Shock-DespairOutrage-/239041
[3] http://www.cincinnati-oh.gov/mayor/immigration/
[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Melting_pot
[5] https://www.nytimes.com/2016/08/22/us/politics/for-donald-trumps-family-an-immigrants-tale-with-2-beginnings.html
[6] http://www.forbes.com/sites/jenniferwang/2016/10/04/more-than-10-percent-of-the-forbes-400-are-immigrants-14-of-whom-are-richer-than-trump/#7a4e68b333ad
[7] http://www.washingtonexaminer.com/37-percent-of-silicon-valley-foreign-born/article/2583195
[8] http://www.prb.org/Publications/Articles/2011/usforeignbornstem.aspx
[8] http://blogs.wsj.com/digits/2016/03/17/study-immigrants-founded-51-of-u-s-billion-dollar-startups/
[9] http://www.inc.com/magazine/201502/adam-bluestein/the-most-entrepreneurial-group-in-america-wasnt-born-in-america.html
[10] http://www.businessinsider.com/tech-ceos-respond-to-trumps-immigration-ban-with-concern-calls-for-unity-2017-1/#google-ceo-sundar-pichai-criticized-the-order-and-urged-affected-employees-to-return-to-the-us-as-soon-as-possible-2
[11] http://www.nafsa.org/Policy_and_Advocacy/Policy_Resources/Policy_Trends_and_Data/NAFSA_International_Student_Economic_Value_Tool/
[12] https://www.theatlantic.com/education/archive/2017/01/how-trumps-muslim-immigration-order-could-affect-higher-education/514925/
[13] http://monitor.icef.com/2015/06/from-the-field-trends-in-study-abroad-for-mexican-students/
[14] http://www.iie.org/Services/Project-Atlas/United-States/International-Students-In-US#.WI92ExvhCM8
[15] http://www.universityworldnews.com/article.php?story=20161110203906750
Bình luận (0)