Nhiều người trong ngành GD-ĐT cho rằng việc kiểm soát các khóa học như thế này rất khó khăn đối với nhà quản lý giáo dục.
Theo bà Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục, sự phát triển của khoa học công nghệ quá nhanh đến mức hệ thống quản lý chưa theo kịp. “Trong thời gian tới sẽ phải có những công cụ quản lý, giám sát hữu hiệu, chặt chẽ hơn để quản lý các dịch vụ kinh doanh và cả giáo dục qua các kênh trực tuyến, mạng xã hội”, bà Thơ đề nghị.
tin liên quan
Giáo dục không thể như ‘bún mắng’, ‘cháo chửi’TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, cũng cho biết việc học trực tuyến nên được khuyến khích phát triển nhưng cần có công cụ quản lý hữu hiệu. Người cung cấp các dịch vụ giáo dục dù dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo đạo đức, năng lực sư phạm của nhà giáo.
Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục của Microsoft, cho biết hiện nay chỉ cần có tài khoản sử dụng các kênh truyền thông trên mạng, chi trả chi phí, nhiều người có thể dùng kiến thức để giảng dạy cho mục đích kinh doanh chứ không hề qua trường, lớp đào tạo về phương pháp sư phạm hay sự cấp phép của một đơn vị quản lý nào. Nên từ việc này đòi hỏi người học cũng cần có sự chọn lọc, đừng vội vàng quyết định khi chưa tìm hiểu kỹ.
Qua trường hợp này, người học chỉ tiếp cận thông tin trên mạng mà không có bất kỳ căn cứ nào của cơ quan quản lý, nên bà Quyên quả quyết: “Cái sai của cơ quan quản lý quá rõ ràng”. Bà Quyên nói thêm, nếu Sở GD-ĐT không có thông tin và muốn làm tốt công việc của mình thì phải có sự kết nối chặt chẽ với địa phương. Còn địa phương thì lơ là, không kiểm tra trước việc một đơn vị tổ chức giảng dạy trên địa bàn của mình. Ít nhất những người mở trung tâm này cũng tổ chức tụ tập đông người trong thời gian dài thì quản lý ở địa phương phải kiểm tra, tìm hiểu.
Bình luận (0)