Tại sao không nên ép buộc con cái phải 'ôm'?

01/07/2017 14:01 GMT+7

Mặc dù ôm mang lại nhiều lợi ích tích cực, đặc biệt là giúp kết nối những người thân lại với nhau. Nhưng không nên vì điều đó mà bắt con cái phải làm theo.

Nếu muốn ôm trẻ hay trẻ ôm lại mình, rất cần sự đồng ý của trẻ, bởi khi được 4 tuổi, trẻ đã có quyền tự chủ đối với cơ thể của mình. Dưới đây là một vài lí do tại sao cha mẹ không nên ép buộc con mình ôm một người khác.
Giúp con biết không ai có quyền kiểm soát cơ thể con
Điều này đặc biệt thích hợp đối với các bé gái vì ngày càng có nhiều trường hợp tấn công tình dục trẻ em xảy ra ở khắp mọi nơi. Do đó, rất cần thiết để dạy các bé gái không bao giờ để người khác chạm vào cơ thể nếu không thích.
Thông điệp này không chỉ hướng đến khía cạnh tình dục, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc khác, đó là giúp các bé gái hiểu rằng cơ thể chúng là của chúng và chúng có quyền làm những gì chúng muốn. Vì thế, không ai có quyền ép chúng ôm (hoặc được ôm) người mà chúng không muốn.

tin liên quan

Má ơi, đừng 'đánh' con đau...
Không ít bạn trẻ bị bố mẹ mắng nhiếc, sỉ vả, mạt sát hằng ngày. Họ cảm thấy chán chường, đau lòng, thậm chí chẳng muốn sống.
Khi thấy trẻ có biểu hiện hổ thẹn, do dự, coi thường hoặc tỏ rõ thái độ từ chối thì tuyệt đối không nên khiển trách hay la mắng, vì bạn chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ. Trẻ sẽ nghĩ rằng người lớn có quyền định đoạt cả những ý muốn của chúng, dù chẳng cần biết ý muốn đó có phù hợp với chúng hay không? Tất nhiên, cha mẹ có quyền sở hữu hợp pháp đối với con cái, nhưng không có nghĩa họ sở hữu cả suy nghĩ, tình cảm của con. Thật ra cha mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của con, giúp con lớn lên trở thành một người sống có nhân cách, chứ không phải cột con vào những sợi dây thừng do mình tạo ra.
Giúp con cảm thấy được tôn trọng
Một đứa trẻ không muốn ôm một ai đó vì người đó làm tổn thương chúng. Và trong cuộc sống ngày nay, thỉnh thoảng nhiều gia đình vẫn xảy ra tình trạng bạo hành và khi trẻ vô tình chứng kiến, chúng sẽ ghi nhớ và không còn muốn gần gũi hay ôm ấp người đã khiến chúng tổn thương.
Trong trường hợp một đứa trẻ bị buộc phải ôm một người mà chúng không muốn, đầu tiêu bản năng động vật của trẻ sẽ trỗi dậy, trẻ muốn tìm hiểu xem người đó có an toàn không, khi cảm thấy có điều gì đó bất ổn, trẻ sẽ thường tỏ rõ sự khó chịu và nếu bị ép quá mức, trẻ sẽ chống đối hoặc thực hiện với thái độ gượng gạo. Ép buộc con như vậy là bạn đã không công bằng với con.
Khi con tỏ ra không thích, tốt nhất cha hoặc mẹ hãy tôn trọng suy nghĩ và hành động của con.

Từ chối ôm là tín hiệu tinh tế cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn
Theo Yourtango, một đứa trẻ không muốn ôm một người lớn là hoàn toàn vô tội. Ngoài ra, thái độ chống đối của trẻ còn mang ý nghĩa có thể có một điều gì đó không bình thường đang xảy ra. Nếu trẻ từ chối hoặc cảm thấy do dự trước một cái ôm từ một người lớn, điều bạn cần làm là lựa chọn thời điểm thích hợp nhẹ nhàng hỏi lí do vì sao nhằm tháo gỡ những khúc mắc của trẻ. Có thể những lí do mà con bạn đưa ra không nghiêm trọng, nhưng việc tâm sự, chia sẻ cùng con sẽ giúp con giải tỏa những nỗi lo lắng, sợ sệt cũng như giúp biết được lí do vì sao con không thích ôm, để từ đó không ép buộc con nữa.

tin liên quan

Đừng ép trẻ thành thiên tài!
Hiện nay, có những chương trình, phương pháp mới dạy trẻ 6 - 12 tháng biết đọc chữ, biết nói tiếng Anh, biết làm toán... Đó là một sự 'cưỡng bức'’, làm cho não của trẻ phát triển lệch lạc.

Ôm không phải là cách duy nhất để thể hiện tình cảm
Mặc dù cái ôm mang ý nghĩa thể hiện tình cảm, nhưng thay vì trở thành một “bạo chúa” bắt con tuân thủ nghiêm ngặt, bố mẹ hãy cho phép con được sáng tạo trong cách thể hiện tình cảm.
Hãy khuyến khích trẻ vẽ một bức tranh hay chia sẻ một chiếc bánh, viên kẹo hoặc đọc một cuốn sách cho người mà chúng dành tình cảm.
Tình cảm của người lớn có thể bị tổn thương nếu bị trẻ từ chối ôm, nhưng cảm giác tổn thương đó không lớn hơn những bài học quý báu mà trẻ nhận được nếu trẻ chạm vào một người trẻ không muốn chạm vào.
Trẻ em không phải là con thú nhồi bông. Trong khi đó, người lớn có chút ít hiểu biết sẽ dễ dàng thông cảm và vui vẻ chấp nhận bản chất thật của một đứa trẻ khi chúng không quan tâm đến việc ôm. Vì vậy, khi trẻ nói không với việc ôm, hãy cho trẻ biết điều đó không sao.

tin liên quan

Ám ảnh kinh hoàng nạn xâm hại tình dục
Các vụ trẻ em bị, hoặc nghi bị xâm hại tình dục trên cả nước liên tục xuất hiện trong thời gian qua khiến dư luận phẫn nộ, các bậc phụ huynh cảm thấy bất an, lo lắng. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.