Nghĩa là từ một hình ảnh chứa ý nghĩa nào đó thì nó trở thành hình tượng. Khi tìm hiểu nó ta lại phát biểu một cảm nhận và nâng lên thành ý nghĩa, tư tưởng. Như vậy thí sinh phải hiểu rằng tư duy logic của nó là từ hình tượng sang trừu tượng. Trước tiên đã là khoa học thì phải nhận dạng đúng về nó.
tin liên quan
Thi THPT Quốc gia 2017: 9 lưu ý khi làm bài thi môn toánKỹ năng làm tốt bài thi trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới là điều học sinh đang quan tâm.
Từ đó, theo yêu cầu của đề, thí sinh cần triển khai dàn ý thật nhanh trong 5 phút để sau đó không rơi vào viết lan man, tùy tiện. Thông thường phần thân bài người ta kết cấu nó theo kiểu khái quát, chia nhỏ các phần văn bản thành các ý và lập luận, phân tích, cảm nhận, chứng minh… để tìm ra ý nghĩa của vấn đề. Sau đó hợp là nhận định chung về nội dung, chủ đề nghệ thuật.
Trong một bài viết, ngoài yếu tố khoa học, đúng về ý và kết cấu bài viết, các em cần lưu ý cách diễn đạt cho trôi chảy, tránh câu mơ hồ, tối nghĩa. Đặc biệt, có những bài văn có ý nhưng rời rạc, vì lỗi liên kết câu, liên kết đoạn. Chữ viết cũng vậy, nếu không đẹp thì ít ra cũng rõ ràng, dễ đọc, bởi chữ đẹp cũng là một “giá trị cộng thêm” không nên xem thường. Trong bài văn, thí sinh đã làm đạt nhiều thứ, nhưng thiếu sự liên kết, coi như hỏng rồi. Đó không chỉ là kỹ thuật viết, mà còn là nghệ thuật.
tin liên quan
Thủ khoa chia sẻ bí quyết làm bài thi các môn xã hộiKỳ thi THPT quốc gia 2016, Nguyễn Thị Kim Ngân đạt tổng điểm 3 môn văn, sử, địa là 28,5, trở thành thủ khoa khối C toàn quốc.
Theo thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, để chuẩn bị tốt môn văn cho kỳ thi THPT quốc gia sắp đến, ngoài việc hệ thống hóa kiến thức, học sinh cũng cần lưu ý về kỹ năng như sau:
Đọc hiểu văn bản: Đề minh họa của Bộ GD-ĐT cho thấy nội dung kiểm tra chỉ còn một văn bản và 4 câu hỏi thành phần được phân bố theo ba cấp độ: nhận biết (nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ của văn bản; chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,... nổi bật trong văn bản), thông hiểu (xác định được nội dung chính của văn bản; hiểu được quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả; hiểu được hiệu quả biểu đạt, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,... trong văn bản, một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản) và vận dụng thấp (rút ra thông điệp/bài học nhận thức từ văn bản; đánh giá được quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả cũng như nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản). Do vậy, ngoài việc cần nắm rõ và nhận biết tốt các phong cách chức năng ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận…; các em cần bám sát văn bản để xác định được nội dung chính (bằng hai câu hỏi: nói về điều gì? Nói nhằm mục đích/với thái độ, tình cảm gì?), cũng như giá trị của những yếu tố nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Nghị luận xã hội: Với số điểm giảm đi (chỉ còn 2 điểm) và yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của cá nhân về một quan điểm, ý kiến vấn đề được trích dẫn (hoặc được gợi ra) từ văn bản đọc hiểu ở phần trên; đây chính là phần có nhiều thay đổi nhất với mục đích cụ thể hóa cho cấp độ vận dụng cao trong đề thi. Dù yêu cầu viết thành đoạn nhưng các em vẫn phải cấu trúc bài viết theo trình tự chặt chẽ (nêu vấn đề - bàn luận vấn đề - bài học nhận thức, hành động). Những dẫn chứng đưa vào đoạn nghị luận xã hội cũng phải được chọn lọc, cân nhắc kỹ sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.
Nghị luận văn học: Đây là phần đặc biệt được coi trọng khi chiếm đến 50% tổng điểm. Căn cứ vào đề minh họa cũng như đề thi trong những năm gần đây cho thấy kiểu đề yêu cầu phân tích để làm rõ, chứng minh những vấn đề liên quan đến tác phẩm đang được quan tâm. Vì thế bên cạnh kiến thức trọng tâm, những điểm đặc sắc riêng cần nắm vững, các em cần chú ý đến những vấn đề khái quát. Đó là những nét tương đồng về nội dung hoặc nghệ thuật có thể gắn kết nhóm tác phẩm với nhau để so sánh, bình luận. Đồng thời các em cũng cần thuộc dẫn chứng đó có thể trích dẫn đầy đủ, chính xác khi phân tích.
Bình luận (0)