Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 16.1.2021

15/01/2021 20:49 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 16.1.2021 là phản ảnh của phóng viên về thực trạng dạy chữ, dạy toán cho trẻ trước khi vào lớp 1 ở các trường mầm non.

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 16.1.2021 còn ghi nhận ý kiến của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc trường mầm non dạy trước chương trình lớp 1; Nhận định của giáo viên về đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 Hà Nội.

Trẻ lớp chồi đã còng lưng học chữ

Trong vai phụ huynh có con đang học lớp lá, phóng viên Báo Thanh Niên đã đến nhiều trường mầm non tư thục ở TP.HCM để tìm hiểu chương trình học cho con với mong muốn tìm được nơi có dạy chữ và toán để chuẩn bị vào lớp 1. Không ít trường tự tin nhận trẻ vì hầu hết trường nào cũng có luyện chữ, kèm toán trong trường.
“Mẹ bây giờ mới tìm nơi dạy chữ là hơi trễ đó, ở trường mình học sinh cuối lớp chồi đã được làm quen với chữ và số cơ bản, vào lớp lá là đã được học bài bản rồi. Nhưng không sao, mẹ cứ cho con qua trường học đi cô giáo sẽ kèm thêm cho con để con theo kịp các bạn”, cô giáo phụ trách tuyển sinh của một trường mầm non tư thục nhận định.

Học sinh một trường mầm non đang học thêm chữ và toán lớp 1 ngay tại trường

Nguyễn Loan

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (16.1) sẽ ghi nhận cụ thể thực tế việc dạy trước chương trình lớp 1 ở trường mầm non ra sao đồng thời nêu lên quan điểm của đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM.

Lại băn khoăn về đề thi học sinh giỏi

Sau đề thi học sinh giỏi văn quốc gia bị cho là không đổi mới, thiếu sáng tạo, đề thi học sinh giỏi của Hà Nội diễn ra vài hôm trước càng khiến giáo viên ngạc nhiên.
Đề thi gồm hai câu hỏi. Cả hai đều yêu cầu học sinh viết bài văn trong thời gian 150 phút. Trong đó, câu 2 khiến dư luận hốt hoảng.

Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn của Hà Nội năm 2021

Chụp màn hình

Nội dung câu hỏi như sau: Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần đề tài, chủ đề có thể xem như là “chủ ngữ” còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem như là “vị ngữ”. (Trích Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002). Đề yêu cầu nư sau: Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Từ “chủ ngữ” mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của “vị ngữ” trong một vài tác phẩm ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
Ý kiến của giáo viên trước đề thi này ra sao, bạn đọc sẽ tìm thấy trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.