Trường đại học Anh Quốc Việt Nam: Điểm sáng đầu tư giáo dục thời 4.0

28/10/2020 15:50 GMT+7

Để đầu tư giáo dục quốc tế thành công tại Việt Nam, đơn vị phải xây dựng được môi trường, chương trình đào tạo và chiến lược đột phá, trang bị cho sinh viên những kỹ năng chuẩn quốc tế.

Quốc tế hóa giáo dục đang là xu thế toàn cầu và Việt Nam được xem là điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tại Diễn đàn Hợp tác và đầu tư trong giáo dục được tổ chức tại TP.HCM mới đây, đại diện Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh, với ưu thế dân số trẻ, có truyền thống hiếu học và sẵn sàng đầu tư chi phí để được học tập tại các cơ sở đào tạo có chất lượng cao, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về hợp tác, đầu tư xây dựng các chương trình giáo dục chuẩn quốc tế.

Mô hình chuẩn quốc tế

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã sớm nắm bắt nhu cầu này và tìm đến Việt Nam trong những năm qua. Việt Nam hiện có 5 cơ sở giáo dục đại học và gần 100 cơ sở giáo dục ở các bậc học thấp hơn có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế. Trong số này, Trường đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam - BUV), được thành lập bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài, trải qua 11 năm hoạt động, đã tạo được chỗ đứng vững chắc với mô hình đào tạo chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam và được đánh giá là biểu tượng hợp tác thành công về giáo dục giữa Vương quốc Anh và Việt Nam.
Trải qua 11 năm hoạt động, BUV đã tạo được chỗ đứng vững chắc với mô hình đào tạo chuẩn quốc tế tại Việt Nam

Trải qua 11 năm hoạt động, BUV đã tạo được chỗ đứng vững chắc với mô hình đào tạo chuẩn quốc tế tại Việt Nam

Theo GS-TS Ray Gordon, Hiệu trưởng BUV, có 3 yếu tố khiến trường phát triển nhanh và thành công chỉ trong thời gian ngắn. Thứ nhất, bằng cấp được công nhận toàn cầu, cấp trực tiếp bởi hai đại học đối tác danh tiếng là Đại học London (UoL) và Đại học Staffordshire (SU). Thứ hai là chất lượng đào tạo và đội ngũ giảng viên của BUV đều tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn được quản lý bởi Chính phủ Anh. Thêm vào đó, BUV đã xây dựng thành công hình mẫu trường đại học quốc tế kết hợp công nghệ cao, đồng thời luôn đảm bảo đầu ra cho sinh viên.

Đi đầu công nghệ 4.0

Cũng tại diễn đàn nói trên, nhiều đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi về các mô hình ứng dụng công nghệ vào giáo dục như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cho cả người học lẫn người dạy. Chia sẻ bên lề diễn đàn, GS-TS Ray Gordon cho biết BUV cũng là một trong những đại học quốc tế tiên phong trong lĩnh vực này. Theo đó, BUV là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Việt Nam và một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên trong khu vực ASEAN cung cấp 100% nguồn học liệu số cho sinh viên cùng hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) hiện đại.
Từ năm 2019, tất cả sinh viên BUV đã được trang bị nguồn học liệu điện tử 100% với nội dung chất lượng, phong phú và cập nhật liên tục, tích hợp với Hệ thống Thư viện điện tử Kortext. Mô hình trên giúp sinh viên và giảng viên được hỗ trợ tối đa để tương tác ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tiễn thời gian qua, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và buộc các trường phải dừng việc giảng dạy truyền thống. Nhờ “đi tắt đón đầu”, trang bị đầy đủ công cụ, kỹ năng trực tuyến cho người học lẫn người dạy, chương trình học của BUV không hề bị gián đoạn và vẫn đạt được hiệu quả.
Không chỉ về công nghệ, vấn đề ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong hợp tác giáo dục cũng được các nhà đầu tư lẫn đối tác, địa phương ở Việt Nam quan tâm. Nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết tại diễn đàn, trong đó phải kể đến bản ghi nhớ giữa Đề án ngoại ngữ quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo và BUV. Hai bên sẽ cùng phát triển các chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh để nâng cao trình độ ngoại ngữ và sư phạm tại các cơ sở giáo dục địa phương; phát triển và thiết kế nội dung số trên các nền tảng dạy và học kỹ thuật số; thúc đẩy hệ thống E-learning và trao đổi học liệu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và BUV tiến hành ký kết ghi nhớ hợp tác

Bộ Giáo dục và Đào tạo và BUV tiến hành ký kết ghi nhớ hợp tác

Chiến lược quốc tế hóa sâu rộng

Các cơ sở đào tạo hiện cũng rất chú trọng vào việc tăng cường khả năng thích nghi cho sinh viên với môi trường quốc tế hoàn toàn. Trong số đó, BUV là một điểm sáng trong việc tạo nhiều cơ hội cho sinh viên hội nhập quốc tế, hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình du học trao đổi hoặc lựa chọn chuyển đổi tín chỉ để chuyển tiếp sang nhiều trường đại học trên thế giới bao gồm 150 trường đại học đối tác của UoL và SU tại 45 nước.
Mục tiêu của BUV là liên tục quốc tế hóa, xây dựng môi trường học tập chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam

Mục tiêu của BUV là liên tục quốc tế hóa, xây dựng môi trường học tập chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam

BUV còn định hướng mang thế giới về Việt Nam, có kế hoạch đẩy mạnh số lượng sinh viên quốc tế từ khắp nơi trên thế giới với mục tiêu là liên tục quốc tế hóa. Đây cũng là triển vọng được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cao, khi số lượng sinh viên quốc tế đến Việt Nam học tập đã tăng rất nhanh thời gian qua. Điều này có nghĩa, việc xây dựng được môi trường học mang tiêu chuẩn quốc tế, các trường đại học còn có thể thu hút thêm nhiều sinh viên từ nước ngoài tới Việt Nam theo học.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.