Chính phủ đã có Nghị định số 77/2017 về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014-2017. Trên cơ sở nghị định này, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt đề án thí điểm đổi mới theo cơ chế này cho 23 trường ĐH.
tin liên quan
Học phí trường đại học công sẽ tăng đến đâu?Sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm vào năm 2017, Nghị quyết 117 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2017 cho phép các đơn vị này tiếp tục thực hiện cho tới khi có nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục ĐH công lập.
Việc xác định học phí của các đơn vị này tiếp tục bám vào Nghị định 86 dành cho các trường đã thực hiện tự chủ.
Dưới đây là danh sách 23 trường ĐH đã được thực hiện thí điểm tự chủ:
1. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
2. Trường ĐH Tôn Đức Thắng
3. Trường ĐH Kinh tế quốc dân
4. Trường ĐH Tài chính - Marketing
5. Trường ĐH Hà Nội
6. Trường ĐH Ngoại thương
7. Trường ĐH Mở TP.HCM
8. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
9. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
10. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. HCM
11. Trường ĐH Điện lực
12. Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội
13. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
14. Trường ĐH Thương mại
15. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
16. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)
17. Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18. Trường ĐH Trà Vinh
19. Trường ĐH Kinh tế - kỹ thuật công nghiệp
20. Trường ĐH Luật TP. HCM
21. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
22. Viện ĐH Mở Hà Nội
23. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Trong năm học 2019-2020, sinh viên các trường thí điểm tự chủ đóng học phí từ 18,5-46 triệu đồng/năm (tùy ngành). Mức học phí các trường này được thu cao gấp 2-3,5 lần so với các trường khác (học phí các trường chưa tự chủ 8,9-13 triệu đồng/năm tùy ngành).
Bình luận (0)