|
Quý tâm sự: “Đà Lạt nổi tiếng với cà phê Arabica (cà phê chè), Đà Lạt có rất nhiều quán cà phê, nhưng du khách ít khi được thưởng thức cà phê Arabica chính hiệu. Đó là ý tưởng để Quý trở lại phố núi mở quán Salt Coffee”. Được sự hợp tác của một người bạn ở TP.HCM đã học ngành pha chế và sự hỗ trợ của các bạn Khoa Kiến trúc (ĐH Yersin Đà Lạt), ý tưởng Salt Coffee của Quý trở thành hiện thực.
Theo Quý, một chút muối làm giảm vị đắng của cà phê, nhưng lại tăng vị đậm ngọt thay vì phải pha trộn các hương vị tạp chất khác và đó là nét đặc trưng của quán Salt Coffee.
“Khi khách gọi, lúc đó mới xay cà phê, vì muốn bỏ muối vào tách cà phê thì đó phải là cà phê nguyên chất chưa pha hương liệu gì”, Quý giải thích.
Du khách có thể tận mắt xem cách pha chế cà phê muối ngay tại quầy, đây cũng là cách để thu hút du khách đến quán. Nằm trên con đường “phố Tây” Tăng Bạt Hổ của Đà Lạt, nên mỗi sáng sớm và chiều tối khá đông du khách nước ngoài tìm đến Salt Coffee.
Đặng Đình Quý quê ở Hưng Yên, từ năm lên 3 đã phải gánh chịu căn bệnh bại não khiến tay chân bị co quắp, nói năng cũng không được bình thường. Học xong lớp 9, Quý phải nghỉ học vào Lâm Đồng trồng cà phê với bố mẹ.
Nhờ một gia đình cưu mang, ước mơ được đến trường của Quý thành hiện thực. Nay Quý tự tạo cơ hội để thăng tiến bằng quán Salt Coffee. Khi còn là sinh viên, Quý đã viết hàng chục kịch bản phim truyền hình cộng tác với các đài truyền hình.
Lâm Viên
>> Chàng trai khuyết tật và quán cà phê muối
>> Tạo sân chơi âm nhạc cho người khuyết tật
>> Dạy nghề cho người khuyết tật
>> Tuyên dương người khuyết tật và trẻ mồ côi tiêu biểu
>> Vinh danh những đóng góp vì người khuyết tật
Bình luận (0)