Chỉ đơn giản bạn ‘về nhà ngay’ cũng đủ làm cha mẹ an lòng rồi

26/04/2019 12:00 GMT+7

Người trẻ bây giờ, sự nghiệp thành công, quan hệ xã hội rộng rãi, nhưng khi được hỏi bố mẹ mình thích gì thì lại ngớ người ra!

Họ thấy cha mẹ vui vẻ, tươi cười với mình thì tưởng rằng đã ổn nhưng họ đâu hiểu rằng đằng sau là những điều âm thầm mà cha mẹ ít khi chia sẻ.
Chị Phương Thảo (28 tuổi, nhân viên văn phòng) thức dậy mỗi sáng với chiếc smartphone trên tay kéo nhanh dòng newsfeed trên ứng dụng facebook để nắm bắt cả thế giới thông tin. Vì chị không muốn trở thành “người tối cổ”, điều này khiến chị tự tin hơn trong giao tiếp vì có thể bàn tán với bất kỳ chủ đề nào với khách hàng và đồng nghiệp. Còn với chị Hoàng Anh (32 tuổi, môi giới bất động sản) luôn để ý đến những cử chỉ, ngôn ngữ hình thể để đoán được tâm ý sếp. “Gật đầu nghĩa là đồng ý, khoanh tay, ngả ghế ra sau nghĩa là đang chán, không muốn nghe”. Với chị, điều đó khiến chị cảm thấy như giải được bài toán khó vì nắm được ý sếp sẽ rút ngắn được nhiều nhiệm vụ, không phải tốn thời gian “đập đi làm lại”.
Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn thấu hiểu người khác để mọi thứ thuận lợi, trơn tru. Guồng quay cuộc sống khiến con người bị cuốn theo việc nắm chiều lòng đối phương và đôi lúc quên đi những điều quý giá bên cạnh mình. Người dưng thì ta ra sức tìm hiểu, người thân thuộc nhất thì bị ta bỏ quên. Liệu rằng ai trong chúng ta có thể tự tin khẳng định mình hiểu ý cha mẹ hay ta thường kết thúc điện thoại bằng câu nói: “Mẹ không hiểu ý con, con cúp máy đây”.
A1-“Con đang bận lắm, cúp nha!” trong MV “Lớn rồi còn khóc nhè” của Trúc Nhân khá quen thuộc với nhiều người trẻ hiện đại. Ảnh chụp màn hình youtube
“Con đang bận lắm, cúp nha!” trong MV Lớn rồi còn khóc nhè của Trúc Nhân khá quen thuộc với nhiều người trẻ hiện đại Ảnh chụp màn hình youtube
Ngược về quá khứ, hai không gian lưu giữ ký ức sum họp gia đình chính là mâm cơm và chiếc TV nơi phòng khách. Khi mà cáp truyền hình chưa phổ biến, nhà nhà còn sử dụng chiếc ăng-ten thu sóng truyền hình, cả nhà quây quần bên chiếc TV xem chương trình truyền hình. Những hôm nào sóng yếu, con ngồi “canh” TV để bố xoay ăng-ten cho đúng đài. Chính những điều nhỏ xíu như thế đã góp phần vun vén hai tiếng gia đình. Theo thời gian, con cái lớn khôn và dần xa rời không gian sum họp gia đình để đi chơi cùng bè bạn. Lớn hơn một tí, con cái dành cả thời gian cho công việc và gia đình nhỏ, để lại một khoảng trống cho cha mẹ tuổi già.
Giây phút cả gia đình quây quần bên chiếc tivi xem chương trình ca nhạc
Giây phút cả gia đình quây quần bên chiếc tivi xem chương trình ca nhạc
Chúng ta dành cả thanh xuân để thấu hiểu người khác nhưng lại bỏ quên người dành cả thanh xuân cho mình. Điều cha mẹ cần nhất chắc chắn là cảm giác cả nhà quây quần bên chiếc TV nhưng nếu điều đó quá xa sỉ thì bạn sẽ làm gì?
Theo thống kê của Vietnam-TAM (hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình Việt Nam), đa phần khán giả xem truyền hình là những người trên 50 tuổi. Chiếc TV đã trở thành người bạn đồng hành mỗi khi con vắng nhà và mỗi khi cảm thấy cô đơn.
Đa số khán giả truyền hình là người trên 50 tuổi
Đa số khán giả truyền hình là người trên 50 tuổi
Chạy theo cả thế giới, bạn đã bỏ quên cha mẹ, người quan trọng nhất cuộc đời. Họ có thể quê mùa lạc hậu, hay càm ràm những điều nhỏ xíu. Trong thanh xuân của ta, người ấy chỉ đứng lùi ở một góc xa xa. 99% thời gian, ta bận rộn bởi việc sống sao cho rực rỡ, cho thành công. Ta sợ mình nhạt nhòa chìm nghỉm giữa cuộc - đua - bản - sắc đầy ám ảnh. Rồi tới khi nào ta mới nhớ, dù ta có là ai, dù ta không nổi bật lắm, người ấy vẫn dành cho ta trọn sự chú ý và tình thương. Người ấy, là cha mẹ ta đó.
Chăm sóc niềm vui hằng ngày của người ấy, giữ người ấy gần mình hơn, mỗi ngày, chứ không phải chỉ qua dăm bữa lễ lạt trở về. Và hãy về nhà ngay đi, vì chắc chắn cha mẹ đang rất mong được cùng bạn quây quần, cùng xem TV đó.
Về nhà ngay đi, bởi vì, người ấy, không ở mãi đó đâu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.