Công nghệ thông tin về huyện nghèo

07/08/2017 19:12 GMT+7

Theo thời gian, chiến dịch tình nguyện hè ngày càng được nâng tầm. Giờ đây, sinh viên tình nguyện chú trọng đến việc tạo ra những dấu ấn đặc biệt bằng các công trình để lại, giúp địa phương phát triển bền vững...

Hớn Quản là huyện còn khó khăn của tỉnh Bình Phước. Chính vì thế, nông dân, trẻ em, thậm chí là cán bộ xã của địa phương không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với công nghệ thông tin.
Chính điều đó đã làm các sinh viên (SV) Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trăn trở. Và họ quyết định đưa vào Mùa hè xanh một nội dung đặc biệt, đó là đem kiến thức tin học về với huyện này. Theo đó, 20 bộ máy vi tính đã được các tình nguyện viên chuyển xuống hai xã Tân Lợi và Tân Hưng. Suốt gần 1 tháng tình nguyện, 20 bộ máy vi tính ấy hầu như luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất. Trung tâm hai xã luôn chật kín người tìm đến học tin học. Các SV liên tục hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các học viên, từ những khái niệm đơn giản nhất: “Anh ơi, sử dụng word thế nào”, “Tìm kiếm trên Google phải bắt đầu ra sao?”…
Trần Nhật Hoàng, Chủ tịch Hội SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Có khá nhiều người tham gia các lớp học này, không chỉ trẻ em mà còn có cả thanh niên, cán bộ xã”. Theo Hoàng, học sinh tiểu học thì được dạy cách gõ chữ, học sinh THCS học về các công cụ trên máy tính như paint, photoshop…; còn cán bộ xã được hướng dẫn về cách quản lý công cụ mạng để làm việc, tin học văn phòng. Hay người nông dân thì được hướng dẫn cách sử dụng internet, tìm kiếm trên mạng…
Nguyễn Thị Diễm Phương, SV năm thứ 2, hoạt động tình nguyện tại xã Tân Lợi, cho biết: “Ngày nào cũng vậy, xung quanh các máy vi tính luôn rất đông người nhưng ai cũng vui, bởi họ được hướng dẫn trực tiếp, tận tình cách sử dụng máy tính để mở mang thêm kiến thức. Chúng mình hy vọng trẻ em ở đây có cơ hội tiếp xúc với tin học ngay từ nhỏ, qua đó có thể tiếp cận những kiến thức bổ ích thông qua máy vi tính để giỏi giang hơn, biết được nhiều điều hay hơn”.
Và không quá lời khi nói “cuộc cách mạng công nghệ” đã thật sự đến với miền quê này.
Các cán bộ xã chia sẻ, sau khi được hướng dẫn về cách quản lý các công cụ mạng để làm việc, tin học văn phòng, sẽ giúp cho công việc hằng ngày trôi chảy và dễ dàng hơn.

tin liên quan

Cùng 'phượt ca' đi phượt
Với sở thích đi và khám phá, người trẻ luôn chọn cho mình những chuyến du lịch bụi hay nói nôm na là đi phượt. Thêm vào đó, sự xuất hiện của những “phượt ca” với ca từ trẻ trung và thôi thúc lại càng khiến người trẻ muốn xách ba lô lên và đi.
Trong khi đó, nhiều cán bộ Đoàn, Hội của xã Tân Hưng thì cho biết họ đã được học khá nhiều nội dung trước đây còn xa lạ, như cách quản lý fanpage trên Facebook, để có thể áp dụng vào việc quản lý đoàn viên, sinh hoạt Đoàn trên mạng xã hội…
Cách tìm kiếm trên Google tưởng chừng đơn giản với nhiều người, nhưng với những ai chưa tiếp xúc máy vi tính thì còn rất mới mẻ. Và rồi khi “nút thắt” ấy được mở, nhiều thanh niên ở địa phương hồ hởi: “Không ngờ trên mạng có nhiều điều hay và bổ ích đến vậy”.
Nguyễn Hoàng Chương (28 tuổi, ở Tân Hưng) nói: “Từ nay tôi có thể tìm kiếm, học hỏi về các phương pháp chăn nuôi, mô hình làm giàu. Muốn tìm hiểu vấn đề gì không còn khó khăn nữa, bởi lên mạng tìm là có ngay”.
Với không ít bà con nông dân ở đây, những kiến thức về thực phẩm sạch, công nghệ sạch trong chăn nuôi… hay cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn xa lạ. Tuy nhiên, qua những lớp học tin học mà SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức, họ có thêm phương tiện và cơ hội để hiểu biết rõ hơn. Từ đó bà con sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm để sản xuất hiệu quả và an toàn, cho năng suất cao hơn, tạo thu nhập ổn định hơn.
Trần Nhật Hoàng cho biết thêm, trong thời gian tới nếu người dân và cán bộ xã có thắc mắc gì về tin học, các SV sẽ quay lại để tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn. Các bạn trẻ mong muốn sẽ không chỉ phổ cập tin học ở vùng quê này mà còn hướng đến việc giúp đỡ những người ở đây được “chạm” vào công nghệ thông tin, ứng dụng vào việc học tập, làm giàu. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tiếp tục chuẩn bị nguồn máy tính để thực hiện chương trình dạy vi tính tại các địa phương khác, trong những Mùa hè xanh sau.

tin liên quan

Nữ thạc sĩ mê tình nguyện
Thạc sĩ Đinh Thị Vũ Trinh (35 tuổi, TP.HCM) đã thực hiện nhiều dự án tình nguyện mang tính giáo dục để biến ước mơ trở thành hiện thực.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.