Đừng 'tự sát' vì những lỗi ngớ ngẩn khi viết CV

11/07/2015 05:17 GMT+7

(TNO) Có thể bạn phù hợp và xứng đáng với vị trí công việc mới, nhưng chỉ vài lỗi ngớ ngẩn trong CV (bản lý lịch), đơn xin việc... như định dạng xấu, sử dụng sai font chữ, từ ngữ thừa thãi… cũng đã có thể làm giảm khả năng thành công khi ứng tuyển.

(TNO) Có thể bạn phù hợp và xứng đáng với vị trí công việc mới, nhưng chỉ vài lỗi ngớ ngẩn trong CV (bản lý lịch), đơn xin việc như định dạng xấu, sử dụng sai font chữ, từ ngữ thừa thải… có thể làm giảm khả năng thành công khi ứng tuyển, theo Business Insider.

Có những điểm trừ trong CV mà bạn nên biết và nên tránh - Ảnh minh họa: Reuters
1. Những kinh nghiệm không phù hợp
Bạn có thể là một nữ hoàng pha chế khi còn phục vụ tại một nhà hàng thuở sinh viên, nhưng rõ ràng với một công việc không liên quan, bạn không nên liệt kê vào CV. Theo đó, chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm mà có thể bổ trợ cho công việc sắp tới
Tuy nhiên, Alyssa Gelbard, một chuyên gia tuyển dụng cho biết kinh nghiệm không liên quan tới công việc đôi khi cũng sẽ có những ích lợi trong trường hợp nhất định.
2. Tình trạng cá nhân
Tình trạng hôn nhân, tôn giáo, số bảo hiểm xã hội… là những thông tin không cần đưa vào CV. Khi xưa, đó là những thông tin cần thiết khi đi xin việc và nhà tuyển dụng không được phép hỏi, nhưng ngày nay, thế giới cởi mở hơn, họ có thể hỏi bạn trực tiếp.
3. Sở thích cá nhân
Chẳng ai quan tâm! Nó chỉ làm tốn giấy và thời gian của nhà tuyển dụng.
4. Tuổi tác
Nếu bạn không muốn bị trở ngại cho vị trí công việc chỉ vì tuổi tác, đừng đề cập đến tuổi trong CV. Đó là lời khuyên của tác giả cuốn sách “Một lý lịch tốt, một công việc tốt”, Catherine Jewell.
Đừng biến CV xin việc thành một “trang sử thi” - Ảnh minh họa: Shutterstock
5. Quá nhiều chữ
Đừng biến CV xin việc thành một “trang sử thi” chi chít những thông tin, hãy trình bày thông tin giãn dòng, với khoảng cách và size chữ phù hợp, thoáng mắt. Đó là lời khuyên của nhà tuyển dụng J.T O’Donnell, cố vấn của trang web Careerealism.com.
6. Những chữ thừa thãi
Đừng viết vào những chữ như “số điện thoại”, “email” trước số điện thoại và địa chỉ email. Ai cũng biết đó là số điện thoại và email.
7. Địa chỉ mạng xã hội
Địa chỉ trang blog, Pinterest, Instagram thật sự không cần thiết, nhiều ứng viên nghĩ rằng hình ảnh của họ trên mạng xã hội sẽ đem lại một giá trị nào đó. Nhưng bạn chỉ nên cung cấp địa chỉ LinkedIn, mạng xã hội kết nối những ứng viên và nhà tuyển dụng thông qua hồ sơ công việc cá nhân.
8. Điểm GPA
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường với số điểm GPA là 3.8 hoặc cao hơn, bạn có thể để trong hồ sơ. Nhưng bạn đã đi làm được 3 năm hoặc GPA thấp hơn 3.8, không cần thiết phải liệt kê. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.