Khoảng 2, 3 năm trở lại đây, tình hình lạc quan hơn, vì người học và người dạy được nghỉ dài hơn, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 8.
Được nghỉ dài ngày như thế giúp tăng thêm phần ý nghĩa của ngày hè. HS có thêm thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi. Nhiều em có điều kiện đi du lịch dài ngày, có thêm cơ hội trải nghiệm ở vùng quê, ở môi trường quân đội, cũng như có điều kiện tham gia các lớp kỹ năng. Hoặc những em lực học yếu kém, hổng kiến thức có thể củng cố để tự tin bước vào năm học mới...
tin liên quan
Vui vì nghỉ hè nhiều!GV có điều kiện thực hiện kế hoạch dài ngày mà suốt năm dạy học vất vả khó thực hiện được; học các lớp bồi dưỡng chuyên môn. Trường học có thời gian để chỉnh trang, tu sửa, tránh tình trạng vừa học vừa bảo trì cơ sở vật chất. Những người làm công tác tổ chức, thi cử, tuyển sinh không phải xoay quanh công việc như chong chóng...
Với nhiều ý nghĩa như thế, nên hiệu quả dễ thấy nhất là vào đầu năm học mới những năm gần đây đã bớt đi cảnh HS còn “ngái ngủ”. Bớt đi nét mệt nhọc trên khuôn mặt GV. Mà trông ai nấy cũng phấn khởi, đầy năng lượng cho năm học mới.
Song ý nghĩa nhất cần thấy ở đây là bài học lớn cho ngành giáo dục từ việc biến một chủ trương trở thành hiện thực, mà điều kiện tiên quyết là thái độ quyết liệt. Chủ trương trả lại quyền nghỉ hè cho HS đã có từ lâu, nhưng nhiều địa phương, nhiều trường vẫn cố tình phớt lờ. Nhờ báo chí, xã hội lên tiếng, nhiều trường dù đang tổ chức học hè cũng buộc phải dừng lại. Đó là những dẫn chứng thực tế mà ai cũng thấy thời gian vừa qua.
Tôi nhớ có lần trước đây, khi nghe câu hát “Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...” trong bài Nỗi buồn hoa phượng của nhạc sĩ Thanh Sơn, bạn tôi bảo: “HS ngày nay làm gì còn ba tháng hè nữa, vì phải học, học và học”. Nhưng giờ đã thấy khá hơn và lời bài hát kia cũng đã có phần ý nghĩa!
Bình luận (0)