Lao động tại các làng nghề: Tre già măng... chưa mọc

04/12/2008 10:26 GMT+7

Theo Hiệp hội Làng nghề VN, cả nước hiện có 2.017 làng nghề (LN) với hơn 10 triệu LĐ nhưng chỉ khoảng 30% LĐ thanh niên (TN) gắn bó với nghề truyền thống. Thiếu nhân lực trẻ là bài toán khiến những người muốn khôi phục LN đang đau đầu tìm lời giải.

Bỏ nghề ra phố

Khi các KCN mọc lên ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nghệ An...TN tại các LN truyền thống đua nhau ra phố học nghề. Ông Nguyễn Phi Đức, Chủ nhiệm HTX Dương Liễu, Hoài Đức, HN cho biết: "Mùa SX cao điểm, mỗi gia đình tại Dương Liễu phải thuê từ 3-4 LĐ các vùng lân cận. LĐTN ở làng không đủ đáp ứng nhu cầu SX".

LN mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam có hơn 100 hộ bám nghề nhưng chỉ có 5% TN còn say mê làm mộc truyền thống. Theo nghệ nhân Huỳnh Sướng, nghề mộc đòi hỏi thời gian học lâu mới làm được việc trong khi các nghề khác đem lại thu nhập ngay. LN dệt thổ cẩm Pà Nạt, xã Mường Noọc, Quế Phong, Nghệ An  cũng chỉ còn phụ nữ trung niên gắn bó với nghề.

Bà Mạc Thị Hiền, Tổ hợp dệt thổ cẩm Hiền Hoà, chia sẻ: "Lớp trẻ trong làng đều muốn ra thành phố hoặc vào miền Nam làm việc, khi nào "mỏi cánh" mới tìm về với nghề". Lý giải điều này, ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch Hiệp hội LN VN nhận định: "TN làm việc tại các LN truyền thống gặp nhiều khó khăn: Thiếu vốn SX, thiếu thông tin  thị trường, thiếu mặt bằng SX. Thị trường nước ngoài ngày càng khó tính, hàng hoá của các LN không bán được khiến việc làm, thu nhập vừa thấp, vừa bấp bênh".

"Chiến lược" thu hút LĐ trẻ

Ký hợp đồng dài hạn, trả lương xứng đáng, đóng bảo hiểm là "chiến lược" hút LĐTN của một số DN tại các LN Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc Ninh). Nhưng không phải LN nào cũng làm được điều đó. Từ 1996 đến nay, LN mộc Kim Bồng đã có 3 khoá dạy nghề ngắn hạn cho TN, nhưng chỉ có 68 em học. Theo nghệ nhân Huỳnh Sướng, để thu hút LĐ trẻ, các cơ sở SX sẽ giúp TN vừa học nghề vừa làm việc, tạo thu nhập.

LĐ trẻ làm nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản...muốn chuyển nghề cũng là đối tượng cần thu hút. Phòng Công thương UBND huyện Quế Phong đã phối hợp với các nghệ nhân mở lớp dạy nghề ngắn hạn, nhận các đơn hàng xuất khẩu đi Thái Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha... tạo thu nhập ổn định cho LĐTN. Theo ông Lưu Duy Dần: Muốn giữ chân LĐTN cần tạo cho họ việc làm lâu dài, thừa nhận vai trò của TN trong sáng tạo sản phẩm, phát triển LN.

Theo Linh Nhung (Người Lao Động)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.