Người Nhật và hành trình ‘gieo hạt nước’

27/08/2018 18:46 GMT+7

Bà Sobin Koizumi (72 tuổi) được tạp chí khoa học hàng đầu thế giới National Geographic vinh danh là một nghệ nhân trà đạo số một Nhật Bản trong chương trình “Những người phụ nữ tạo tác động xã hội”.

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Sobin nói về hai lý do có thành quả này: “Tôi bắt đầu học về trà từ năm 6 tuổi và cũng từ đó tôi được dạy về nước, thành tố quan trọng nhất của hành tinh…”. Đây là triết lý chương trình giáo dục về nước trong trẻ em Nhật nhiều năm nay, nổi bật là hành trình “gieo hạt nước” của Tập đoàn Suntory mang tên: “Mizuiku - Em yêu nước sạch”.
Khơi dậy tình yêu nước sạch
Người Nhật sống trên những hòn đảo, vây quanh là biển khơi. Nước là một phần văn hóa không thể tách rời trong tiềm thức. “Mizu” trong tiếng Nhật có nghĩa là "nước” - đại diện cho các thứ chất lỏng, chảy và vô hình. Nước trong sông, hồ, thực vật được phân loại theo “sui”, xét theo sự thích nghi môi trường, phát triển và thay đổi theo mùa, theo hướng mặt trời. Máu và các chất lỏng cơ thể khác được thể hiện bằng “mizu” chỉ khuynh hướng tinh thần, cảm tính, cảm xúc, tính tự vệ, khả năng thích nghi, linh hoạt. Chính vì thế, người Nhật xem nước là một hợp phần quan trọng của cuộc sống và luôn dành cho “mizu” một vị trí trang trọng trong các nghi thức văn hóa, đặc biệt là trà đạo, hoa đạo là những tinh hoa văn hóa gắn liền với nguồn nước.
Người Nhật là dân tộc tôn trọng nước hàng đầu thế giới. Ngôi nhà kiến trúc kiểu Nhật với cách điều tiết độ cao các gian phòng, luôn dựa vào dòng chảy của nước. Nước sạch đi từ phòng khách, xuống đến phòng ăn, sang phòng tắm đến nhà vệ sinh và thông qua hệ thống lọc rồi chảy ra con mương quanh nhà luôn có nhiều loại cá bơi lội tung tăng. Đặc biệt, người Nhật còn thờ riêng một nữ thần vệ sinh, là người chịu trách nhiệm trông coi gian nhà thư giãn này để ai bước vào cũng phải thoải mái hết sức nhưng cũng cẩn trọng hết mức trong việc sử dụng nước, vừa phải tiết kiệm, vừa phải tái sử dụng và phải luôn khô ráo.
Cùng với ngày Nước thế giới, tháng 4 vừa qua, website của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đăng tin giới thiệu hội thảo: “Nước sạch cho sống khỏe - Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản và hành động tại Việt Nam” do nhóm chuyên gia JDS (JSN) và Tổ chức phi lợi nhuận FHHER tổ chức. Chương trình nhằm khẳng định: Nước là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống con người. Nước gắn kết mọi hoạt động hằng ngày từ nước uống, nước sinh hoạt đến nước thải. Con người nhận biết, sử dụng và duy trì nguồn nước an toàn là để bảo vệ sức khỏe, cuộc sống và môi trường xung quanh. Hội thảo nhằm lan tỏa thông điệp: Mỗi cá nhân, dù là ai, ở đâu, làm gì hãy cùng đóng góp thời gian và tâm sức bảo vệ môi trường bởi đó là những tài sản vô giá thừa kế cho thế hệ tương lai.
Theo đó, lễ phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” 2018 tại Quảng Nam, do T.Ư Đoàn, Hội đồng đội T.Ư, Tập đoàn Suntory Nhật Bản và Công ty Suntory Pepsico Việt Nam phối hợp triển khai là mảnh ghép đặc biệt trông thông điệp về nước sạch. Chương trình dành cho học sinh cấp 1, cấp 2 trên toàn quốc nhằm khơi dậy cho bạn trẻ một tình yêu đối với nước sạch, cùng hành động bảo vệ nguồn nước sạch.
Những người đi “gieo hạt nước”
“Mizuiku - Em yêu nước sạch” được thừa hưởng nền tảng văn hóa nước lâu đời của Nhật Bản. Việt Nam là quốc gia đầu tiên áp dụng chương trình này. Ở Nhật, Mizuiku có sự ủng hộ lớn từ Bộ Môi trường, Bộ Giáo dục - Văn hóa, Thể thao và Khoa học công nghệ vì tác động tích cực đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội.
Khi trò chuyện với học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam), ông Takenobu Shiina - Giám đốc cấp cao Bộ phận Chiến lược bền vững, Tập đoàn Suntory nói: “Suntory tin rằng chúng tôi có trách nhiệm trong việc gìn giữ thật tốt môi trường đã cung cấp nguồn nước ngầm chất lượng cao được sử dụng trong các nhà máy sản xuất của chúng tôi. Đây là thực thi cam kết gìn giữ môi trường tự nhiên khỏe mạnh cho thế hệ tương lai, chúng tôi đã triển khai chương trình giáo dục về môi trường và nước - Mizuiku cho học sinh. Trong tiếng Nhật, “Mizu” có nghĩa là nước và “iku” có nghĩa là giáo dục. Chương trình Mizuiku mang đến cho học sinh các trải nghiệm tương tác trực tiếp, nhằm giúp các em nhận ra, trân trọng sự thiết yếu của thiên nhiên và nguồn tài nguyên nước. Từ năm 2004 đến nay, chương trình thu hút sự tham gia của hơn 145.000 học sinh và phụ huynh Nhật Bản và là một trong những chương trình thành công nhất mà Suntory đã thực hiện cho xã hội Nhật Bản”.
Lớp học Mizuiku tại Trường TH Phạm Phú Thứ (Điện Bàn, Quảng Nam)
Lớp học Mizuiku tại Trường TH Phạm Phú Thứ (Điện Bàn, Quảng Nam)
Cũng theo ông Takenobu Shiina, chương trình được thiết kế bởi các nhà giáo dục, môi trường uy tín và liên tục nghiên cứu cải tiến để những ai tham gia từ phụ huynh, giáo viên cho đến học sinh đều có những trải nghiệm thú vị, bổ ích nhất. Điển hình là hoạt động: Ngôi trường ở trong rừng và nguồn nước của chúng ta”, đưa phụ huynh và học sinh vào một hành trình khám phá đất, nước và hệ sinh thái tự nhiên sâu trong những khu rừng.
Từ năm 2004 đến nay, học sinh và phụ huynh từ lớp 3 đến lớp 6 của các trường ở Nhật có nhiều chuyến học tập trải nghiệm thực tế. Trẻ em sống trong các thành phố hiện đại của Nhật Bản vốn có hai đặc điểm: tự động hóa cao và luôn luôn bận rộn giờ được dắt tay nhau đi vào rừng. Ở đó, không khí “vừa thơm vừa mát”, học sinh trực tiếp với cây cối, đất đá và chạm vào dòng suối chính là một lớp học kỳ lạ nhất.
“Lần đầu tiên em biết là nước chảy từ trên núi xuống, phải mất 20 năm để được thực sự tinh khiết”. “Giờ thì em biết về mối liên kết chặt chẽ giữa núi non, rừng rậm, sông suối và ly nước mà em uống mỗi ngày…”. “Hiểu về các loại đất mềm và cách khu rừng sinh sống là một trải nghiệm tuyệt diệu”…Đó là nội dung trong nhiều video clip ghi lại sự hào hứng của trẻ em tham gia chương trình này.
Như là một phần của sứ mệnh doanh nghiệp: “Tạo ra sự hài hòa với con người và thiên nhiên”, chương trình giáo dục về nước sạch của Suntory đang trong quá trình cải thiện để truyền tải không chỉ thông điệp về sự gắn kết giữa nước sạch, những khu rừng tạo ra nước mà còn giúp trẻ em có những kế hoạch của riêng mình để bảo vệ nguồn nước sạch.
Khi nhìn học sinh lấm lem bùn đất, hào hứng lúc tìm được một hạt thông nhỏ, rùng mình khi chạm tay vào nước suối lạnh, khoái trá thử nghiệm việc lọc nước bằng các loại đá khác nhau trong màu xanh mướt của rừng. Người ta tin rằng đây chính là hành trình đang gieo những hạt mầm của nước, của tình yêu, của trách nhiệm và sự phát triển bền vững cho trái đất này.
Tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto trong tập sách bán chạy hàng đầu thế giới mang tên Thông điệp của nước chia sẻ phát hiện kỳ lạ của mình: Các tinh thể nước từ các dòng suối trong sạch và nước được tiếp xúc với những ngôn từ đáng yêu, sẽ hiển thị ra hình ảnh rực rỡ, tinh tế và tuyệt đẹp sau kính hiển vi. Ngược lại, nước ô nhiễm hay nước tiếp xúc với những suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo thành những tinh thể bất đối xứng, thiếu hoàn chỉnh. Điều này, nói như tác giả Noelle C.Nelson của tập sách Sức mạnh của lòng biết ơn, là đã cho thấy sức mạnh chữa lành tuyệt vời của tình yêu và sự biết ơn. Chính nước là chất dẫn quan trọng tạo ra sự cân bằng trong cơ thể và trí óc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.