Chị Thái Như Quỳnh (35 tuổi), ngụ trên đường Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Q.7 (TP.HCM), chia sẻ: “Mẹ chồng mình 67 tuổi, vốn có nhiều bệnh nền thuộc nhóm nguy hiểm, nào là bệnh tim (đã can thiệp động mạch vành), tiểu đường, đau cơ, thiếu máu cục bộ, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Trước đó, mẹ được tiêm một mũi vắc xin Moderna vào đầu tháng 8”. "Tuy nhiên, vào ngày 1.9, mẹ mình bị F0 điều trị tại nhà. Khi gia đình biết mẹ có kết quả không may mắc phải căn bệnh này, ngay lập tức mình gọi cho y tế phường Tân Hưng (Q.7) thông báo tình trạng người bệnh và nhờ giúp đỡ. Trong lúc chờ y tế xuống thì mọi người trong gia đình động viên mẹ cứ bình tĩnh, cứ yên tâm để tụi con sắp xếp. Trong trường hợp này, nếu thấy người nhà không mệt thì hãy để người nhà ngồi bình thường, đừng để cho nằm không tốt”, chị Như Quỳnh nói.
|
Khi gọi y tế phường xong thì chị Quỳnh cũng cho biết: “Mình tiếp tục gọi cho bệnh viện gần nhà đặt phòng để chẳng may người của y tế khuyên nên đưa người nhà đi bệnh viện thì lập tức có chỗ cho người nhà đi ngay. Trong khi gọi cho y tế thì mình soạn một số đồ đạc, quần áo, thuốc men, vật dụng cần thiết bỏ sẵn vô giỏ hành lý cho mẹ”.
Chị Như Quỳnh, cũng chia sẻ thêm: “Trước khi gọi y tế phường, mình phải chủ động đo chỉ số oxy (SPo2) cho bệnh nhân trước, khi gọi thì báo nhanh tình trạng của F0. Chẳng hạn: bệnh nhân bao nhiêu tuổi, có những bệnh nền gì, chỉ số Spo2 là bao nhiêu?… Tất cả phải cụ thể, đừng nói chung chung kiểu như người nhà em đang bị rối quá nên em không biết gì hết. Mình thông báo cụ thể thì người của y tế sẽ tranh thủ giúp mình kịp thời vì khoảng thời gian này họ cũng hỗ trợ cho rất nhiều trường hợp cấp bách”.
Một lúc sau, người của y tế phường xuống nhà khám cho mẹ mình là một bác sĩ quân y. Sau khi đo mạch, huyết áp, chỉ số Spo2 lại, bác sĩ đưa ra lời khuyên: “Trong trường hợp nếu bà không tự thở được thì đỡ dậy vỗ lưng, hỗ trợ thêm. Nếu trường hợp diễn biến xấu thì hãy đến bệnh viện”
Chị Quỳnh, nói thêm: “Sau khi kiểm tra đơn thuốc bệnh nền của mẹ đang dùng, bác sĩ khuyên bà tạm thời cứ dùng các loại thuốc điều trị bệnh nền. Nếu thấy ho hay sốt thì uống thêm paracetamon, cảm thấy có ợ hơi thì uống thêm thuốc đau dạ dày, uống thêm C sủi mỗi ngày. Nhà mình để sẵn bình oxy trong phòng bà nhưng bà nói nhìn thấy áp lực nên mình bỏ ra bên ngoài”.
Chị Quỳnh cũng thuật lại diễn biến bệnh của mẹ. Ngày thứ nhất mẹ nói mệt, hơi sốt trong người, test cho kết quả nhanh dương tính. Ngày thứ hai, mẹ nói nhức mỏi toàn thân, nhức trong xương nhức ra cơ, giọng nói khàn, mặt sưng, mắt đỏ, tuy nhiên khi đo thì chỉ số Spo2 bình thường. Ngày thứ ba, mẹ nói mệt mỏi, mất khứu giác. Ngày thứ tư, mẹ tiếp tục nghẹt mũi, khó chịu ở họng, tiêu chảy. Ngày thứ vẫn nghẹt mũi, khó chịu nhưng giảm tiêu chảy. Ngày 6, thấy hơi có mùi lại, thử test thì âm tính”.
|
Theo chị Quỳnh, ngoài việc uống thuốc như bác sĩ khuyên thì trong quá trình mẹ bị bệnh, người nhà vẫn nấu sả, gừng, chanh cho mẹ xông mỗi ngày.
Trong quá trình chăm sóc cho mẹ khỏi bệnh hẵn sau 6 ngày, chị Như Quỳnh rút ra kinh nghiệm và lưu ý cho mọi người nếu chẳng may gia đình có người nhà bị F0, kèm theo những bệnh nền mà phải chăm sóc tại nhà.
“Thứ nhất là giữ không khí gia đình vui vẻ, thoải mái, thường xuyên động viên tinh thần kiểu như: Mẹ coi con cũng là F0 rồi cũng khỏi rồi nè, có sao đâu. Thứ hai, cho người bệnh sinh hoạt ăn uống, tắm rửa bình thường. F0 nên ăn uống đủ chất, còn ăn được bao nhiêu thì ăn, không ép, không dọa. Người bệnh thích, ăn uống gì cứ cho ăn như bình thường không kiêng cử gì hết. Thứ ba, người bệnh muốn xem tivi , xem điện thoại giải trí các kiểu cứ thoải mái nhưng cũng nhắc dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi. Tóm lại, tinh thần là quan trọng nhất", chị Quỳnh chia sẻ.
|
Bình luận (0)