Tháng Thanh niên nhớ Bác

05/03/2008 20:44 GMT+7

Đến tận bây giờ, tôi mới có thể sắp xếp lại những điều mà ông Vũ Quang kể về lần cuối cùng được vào Phủ Chủ tịch gặp Bác. Câu chuyện của người đã 16 năm liền làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, được mệnh danh là vị thủ lĩnh của phong trào "Ba sẵn sàng" trong những năm chống Mỹ, cứu nước, càng trở nên sống động trong tôi.

Đó là một buổi sáng tháng 7.1969. Theo giờ hẹn của Văn phòng Chủ tịch nước, ông Vũ Quang đến nơi làm việc của Bác Hồ sớm hơn một chút. Trong khi chờ Bác, ông Quang thấy có bao thuốc lá Thủ Đô đặt trên bàn. Ông rút ra một điếu. Vừa lúc ấy, Người hỏi ông: "Chú hút à?". "Thưa Bác, không ạ. Cháu thấy bao thuốc bóc sẵn nên lấy một điếu...". Bác cười và cho biết: "Theo lời khuyên của bác sĩ, Bác đã bỏ thuốc lá và không ăn ớt hai năm rồi"...

Chỉ có hai Bác cháu ngồi trong buồng, ông Vũ Quang thấy Bác đỡ gầy nhiều. Người không đi giày nhưng chân có bít tất. Bác gầy yếu, nhưng ông Quang thấy Bác vẫn rất minh mẫn. Trong những ngày cuối đời, Bác vẫn có lịch làm việc với nhiều đồng chí lãnh đạo các ngành và các tổ chức, đoàn thể.

Trong gần một giờ gặp và tiếp chuyện ông Vũ Quang, Bác tỏ rõ mối quan tâm đặc biệt đối với việc "trồng người", tức là việc đào tạo, bồi dưỡng những thế hệ cách mạng tiếp theo, kế tục sự nghiệp vẻ vang của những người đi trước. Qua những lời Người nói, ông cảm nhận thêm ở Bác một niềm yêu thương vô bờ bến và lòng tin sâu sắc vào thế hệ thanh niên. Và điều ấy vẫn thường thấy ở Người, qua những lá thư Người gửi cho thanh niên và thiếu nhi, qua những lần Người nói chuyện với các cháu, trong suốt mấy chục năm qua.

Là người suốt mấy chục năm làm công tác thanh niên, ông Vũ Quang thuộc lòng những lời dạy của Bác. Dường như ông không bỏ sót một lá thư nào, một lời nói nào Người dành cho tuổi trẻ. Từ buổi bình minh của chế độ mới, Người đã chỉ rõ: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên". Người nói: "Non sông Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Về tấm lòng của mình đối với thế hệ trẻ Việt Nam, năm 1961, Bác bảo: "Bác rất yêu quý thanh niên. Nếu cần giải thích thì Bác nói thêm thế này: Bác rất yêu mến thanh niên".

Quả thật, nghĩ lại mấy chục năm qua, nhất là từ ngày giữ cương vị Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, ông Vũ Quang dường như lúc nào cũng có mặt trong các cuộc gặp của Bác Hồ với thanh niên, cả trong nước và quốc tế. Đã nhiều lần Bác căn dặn các cán bộ lãnh đạo Đoàn phải thấy việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Điều Bác mong muốn ở những người lãnh đạo Đoàn là phải tổ chức, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Bác nói với đồng chí Vũ Quang:

- Các cháu thanh niên rất dũng cảm, có nhiều gương anh hùng trong chiến đấu và lao động, như các cháu bộ đội thanh niên xung phong... Các cháu công nhân, nông dân rất hăng hái lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, dũng cảm chống thiên tai, lũ lụt. Thanh niên trí thức, sinh viên, học sinh thì hăng hái học tập, giảng dạy, thực hiện tốt phong trào thi đua "hai giỏi". Các cháu thiếu niên, nhi đồng chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm nhiều việc tốt để đóng góp phần mình vào sự nghiệp của cha anh. Với một thế hệ thanh niên, thiếu niên và nhi đồng như vậy, Bác thấy tương lai của thế hệ trẻ nước ta vô cùng đẹp đẽ, vô cùng vẻ vang, nhất định sẽ kế tục xứng đáng và hoàn thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng.

Giọng người trầm hẳn xuống khi nói những điều từ đáy lòng:

- Đoàn thanh niên cần phát triển tốt lực lượng hơn nữa. Đoàn đã có gần 2 triệu đoàn viên, đó là nòng cốt, là hạt nhân, cần chăm lo đoàn kết thanh niên trong mặt trận rộng lớn là Hội Liên hiệp thanh niên. Bác rất mong Đoàn phát huy hơn nữa các ưu điểm như Bác vừa nói, giúp mọi đoàn viên và thanh niên tự phê bình, khắc phục những mặt còn non yếu. Bác thấy ưu điểm nổi bật của thanh niên là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Nhưng khuyết điểm là: ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh "anh hùng". Phải giáo dục các cháu nhiều ở đức tính khiêm tốn, ở tinh thần xả thân vô điều kiện...

Ông Vũ Quang kể: "Bác đang phân tích cho tôi nghe mặt mạnh, mặt yếu của thanh niên, chợt dừng lại giở một tờ báo Tiền Phong và hỏi tôi:

- Chữ gì đây cháu?

- Thưa Bác, tập huấn cấy lúa ạ.

- Nghĩa là thế nào?

Tôi thưa với Bác:

- Tập huấn là tập trung để huấn luyện ạ!

Bác dạy:

- Ta nên viết bằng tiếng Việt, không nên bắt chước tiếng nước ngoài. Tiếng Việt ta phong phú lắm chứ. Mà lại dễ hiểu.

Bác dặn tiếp:

- Trong công tác Đoàn, nên có nhiều hình thức hấp dẫn. Giáo dục, đó là nhiệm vụ của Đoàn đối với thanh niên và thiếu nhi, nhưng cần gắn với hoạt động cách mạng cụ thể, có phương pháp thích hợp. Ví dụ, thanh niên nên hăng hái trồng cây. Cần giải thích cho các cháu hiểu: người ta trồng cây để lấy gỗ. Trong đời cần rất nhiều gỗ. Lúc mới ra đời có gỗ làm nôi, khi lập gia đình có gỗ làm giường, chết phải có gỗ đóng hòm. Trồng cây sẽ có bóng mát và cho ta hoa quả. Đấy, biết bao cái lợi...

Về công tác thiếu nhi, Bác nói:

- Bác thấy các cháu nhiều khi phát biểu "giả" quá, hình như là các chú viết và bắt các cháu đọc thì phải. Phải để cho các cháu hồn nhiên. Học tập và vui chơi. Vui chơi và học tập. Đừng làm các cháu "già" trước tuổi".

Ông Vũ Quang cho rằng, nội dung câu chuyện mà Bác dành cho ông trong 45 phút của buổi sáng mùa hè tuyệt đẹp ấy có thể gói gọn trong những dòng di chúc thiêng liêng của Bác:

"Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên"".

Cũng trong di chúc, có một câu Bác căn dặn những người làm công tác Đoàn rất nhiều lần: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

Trần Đương

Bác Hồ gặp ông Vũ Quang để căn dặn về công tác thanh niên (tháng 7.1969) - Ảnh: Tư liệu

Tháng Thanh niên nhớ Bác

Đến tận bây giờ, tôi mới có thể sắp xếp lại những điều mà ông Vũ Quang kể về lần cuối cùng được vào Phủ Chủ tịch gặp Bác. Câu chuyện của người đã 16 năm liền làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, được mệnh danh là vị thủ lĩnh của phong trào "Ba sẵn sàng" trong những năm chống Mỹ, cứu nước, càng trở nên sống động trong tôi.

Đó là một buổi sáng tháng 7.1969. Theo giờ hẹn của Văn phòng Chủ tịch nước, ông Vũ Quang đến nơi làm việc của Bác Hồ sớm hơn một chút. Trong khi chờ Bác, ông Quang thấy có bao thuốc lá Thủ Đô đặt trên bàn. Ông rút ra một điếu. Vừa lúc ấy, Người hỏi ông: "Chú hút à?". "Thưa Bác, không ạ. Cháu thấy bao thuốc bóc sẵn nên lấy một điếu...". Bác cười và cho biết: "Theo lời khuyên của bác sĩ, Bác đã bỏ thuốc lá và không ăn ớt hai năm rồi"...

Chỉ có hai Bác cháu ngồi trong buồng, ông Vũ Quang thấy Bác đỡ gầy nhiều. Người không đi giày nhưng chân có bít tất. Bác gầy yếu, nhưng ông Quang thấy Bác vẫn rất minh mẫn. Trong những ngày cuối đời, Bác vẫn có lịch làm việc với nhiều đồng chí lãnh đạo các ngành và các tổ chức, đoàn thể.

Trong gần một giờ gặp và tiếp chuyện ông Vũ Quang, Bác tỏ rõ mối quan tâm đặc biệt đối với việc "trồng người", tức là việc đào tạo, bồi dưỡng những thế hệ cách mạng tiếp theo, kế tục sự nghiệp vẻ vang của những người đi trước. Qua những lời Người nói, ông cảm nhận thêm ở Bác một niềm yêu thương vô bờ bến và lòng tin sâu sắc vào thế hệ thanh niên. Và điều ấy vẫn thường thấy ở Người, qua những lá thư Người gửi cho thanh niên và thiếu nhi, qua những lần Người nói chuyện với các cháu, trong suốt mấy chục năm qua.

Là người suốt mấy chục năm làm công tác thanh niên, ông Vũ Quang thuộc lòng những lời dạy của Bác. Dường như ông không bỏ sót một lá thư nào, một lời nói nào Người dành cho tuổi trẻ. Từ buổi bình minh của chế độ mới, Người đã chỉ rõ: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên". Người nói: "Non sông Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Về tấm lòng của mình đối với thế hệ trẻ Việt Nam, năm 1961, Bác bảo: "Bác rất yêu quý thanh niên. Nếu cần giải thích thì Bác nói thêm thế này: Bác rất yêu mến thanh niên".

Quả thật, nghĩ lại mấy chục năm qua, nhất là từ ngày giữ cương vị Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, ông Vũ Quang dường như lúc nào cũng có mặt trong các cuộc gặp của Bác Hồ với thanh niên, cả trong nước và quốc tế. Đã nhiều lần Bác căn dặn các cán bộ lãnh đạo Đoàn phải thấy việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Điều Bác mong muốn ở những người lãnh đạo Đoàn là phải tổ chức, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Bác nói với đồng chí Vũ Quang:

- Các cháu thanh niên rất dũng cảm, có nhiều gương anh hùng trong chiến đấu và lao động, như các cháu bộ đội thanh niên xung phong... Các cháu công nhân, nông dân rất hăng hái lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, dũng cảm chống thiên tai, lũ lụt. Thanh niên trí thức, sinh viên, học sinh thì hăng hái học tập, giảng dạy, thực hiện tốt phong trào thi đua "hai giỏi". Các cháu thiếu niên, nhi đồng chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm nhiều việc tốt để đóng góp phần mình vào sự nghiệp của cha anh. Với một thế hệ thanh niên, thiếu niên và nhi đồng như vậy, Bác thấy tương lai của thế hệ trẻ nước ta vô cùng đẹp đẽ, vô cùng vẻ vang, nhất định sẽ kế tục xứng đáng và hoàn thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng.

Giọng người trầm hẳn xuống khi nói những điều từ đáy lòng:

- Đoàn thanh niên cần phát triển tốt lực lượng hơn nữa. Đoàn đã có gần 2 triệu đoàn viên, đó là nòng cốt, là hạt nhân, cần chăm lo đoàn kết thanh niên trong mặt trận rộng lớn là Hội Liên hiệp thanh niên. Bác rất mong Đoàn phát huy hơn nữa các ưu điểm như Bác vừa nói, giúp mọi đoàn viên và thanh niên tự phê bình, khắc phục những mặt còn non yếu. Bác thấy ưu điểm nổi bật của thanh niên là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Nhưng khuyết điểm là: ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh "anh hùng". Phải giáo dục các cháu nhiều ở đức tính khiêm tốn, ở tinh thần xả thân vô điều kiện...

Ông Vũ Quang kể: "Bác đang phân tích cho tôi nghe mặt mạnh, mặt yếu của thanh niên, chợt dừng lại giở một tờ báo Tiền Phong và hỏi tôi:

- Chữ gì đây cháu?

- Thưa Bác, tập huấn cấy lúa ạ.

- Nghĩa là thế nào?

Tôi thưa với Bác:

- Tập huấn là tập trung để huấn luyện ạ!

Bác dạy:

- Ta nên viết bằng tiếng Việt, không nên bắt chước tiếng nước ngoài. Tiếng Việt ta phong phú lắm chứ. Mà lại dễ hiểu.

Bác dặn tiếp:

- Trong công tác Đoàn, nên có nhiều hình thức hấp dẫn. Giáo dục, đó là nhiệm vụ của Đoàn đối với thanh niên và thiếu nhi, nhưng cần gắn với hoạt động cách mạng cụ thể, có phương pháp thích hợp. Ví dụ, thanh niên nên hăng hái trồng cây. Cần giải thích cho các cháu hiểu: người ta trồng cây để lấy gỗ. Trong đời cần rất nhiều gỗ. Lúc mới ra đời có gỗ làm nôi, khi lập gia đình có gỗ làm giường, chết phải có gỗ đóng hòm. Trồng cây sẽ có bóng mát và cho ta hoa quả. Đấy, biết bao cái lợi...

Về công tác thiếu nhi, Bác nói:

- Bác thấy các cháu nhiều khi phát biểu "giả" quá, hình như là các chú viết và bắt các cháu đọc thì phải. Phải để cho các cháu hồn nhiên. Học tập và vui chơi. Vui chơi và học tập. Đừng làm các cháu "già" trước tuổi".

Ông Vũ Quang cho rằng, nội dung câu chuyện mà Bác dành cho ông trong 45 phút của buổi sáng mùa hè tuyệt đẹp ấy có thể gói gọn trong những dòng di chúc thiêng liêng của Bác:

"Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên"".

Cũng trong di chúc, có một câu Bác căn dặn những người làm công tác Đoàn rất nhiều lần: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

Trần Đương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.