Báo cáo của Vụ Chính sách tiền tệ cho thấy, mặt bằng LS huy động sau khi tăng khoảng 0,2 - 0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm đã duy trì ổn định và từ tháng 4 từng bước được điều chỉnh giảm, dự kiến về cơ bản tiếp tục diễn biến ổn định trong những tháng cuối năm.
Mặc dù LS huy động tăng nhẹ trong những tháng đầu năm, nhưng mặt bằng LS cho vay của các tổ chức tín dụng vẫn tương đối ổn định. Từ cuối tháng 4, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5%/năm LS cho vay ngắn hạn và đưa LS cho vay trung, dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm tín dụng tăng 8,16%, cao hơn cùng kỳ năm 2015 (tăng 7,86%), phù hợp với chỉ tiêu định hướng 18 - 20% của cả năm, cơ cấu tín dụng phù hợp chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ. Hiện mặt bằng LS huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm.
LS huy động bằng USD ở mức 0 %/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. LS cho vay bằng VND phổ biến các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 - 7%/năm đối với ngắn hạn, các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục áp dụng cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 10%/năm
LS cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, LS cho vay từ 5 - 6%/năm. Trong khi đó, LS cho vay USD phổ biến ở mức 2,8 - 6,2%/năm.
Bình luận (0)