Trong tuyên bố chung, phần hợp tác kinh tế và thương mại bị lấn át gần như tuyệt đối bởi mức độ nhấn mạnh đến hợp tác chính trị an ninh ở khu vực và phối hợp hành động trong các vấn đề thời sự thế giới. Cả ba đề cao sự tương đồng lợi ích và đồng thuận quan điểm, từ chuyện chống khủng bố đến an ninh khu vực sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan năm 2014, đến những xung đột xa hơn như Trung Đông hay Syria, từ những vấn đề chính trị an ninh như vấn đề hạt nhân Iran đến tương lai của WTO, từ tiến trình Nhóm BRICS đến Nhóm G20...
Ba đối tác này không chỉ hậu thuẫn lẫn nhau trong tất cả những khuôn khổ và diễn đàn đa phương mà còn theo đuổi chủ ý gắn kết chặt chẽ và tin cậy hơn nữa để có thể trở thành một tác nhân quyền lực. Những lợi ích chung xem ra đã cơ bản và mang tính chiến lược để tạo tiền đề cần thiết nhằm thể chế hóa thành một khối. Nhưng vì còn tồn tại tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như chưa thể phớt lờ quan ngại của các đối tác khác mà họ giờ vẫn chỉ giữa hợp tác và co cụm.
La Phù
>> Cuộc thử lửa cho Nga, Trung Quốc ở Syria
>> Nga, Trung Quốc, Iran cảnh báo về việc tấn công Syria
>> Mỹ - Nhật do thám cuộc tập trận Nga - Trung
>> Trung - Ấn tranh giành ảnh hưởng trên biển
>> Báo động nguy cơ chiến tranh Trung - Ấn
Bình luận (0)