Góc ký họa: Cung An Định

07/01/2024 07:43 GMT+7

Nằm bên bờ sông An Cựu (số 97 Phan Đình Phùng, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế), cung An Định là đại diện trường phái kiến trúc Tân cổ điển (Néo - Classique) ở VN đầu thế kỷ 20.

Năm 1902, vua Khải Định, khi ấy còn là Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo, đã lập phủ An Định (phủ Phụng Hóa). Năm 1917, khi đã lên ngôi, ông cải tạo phủ thành cung theo kiểu lâu đài châu Âu, nguy nga nhất thời bấy giờ. Sau đó, ông trao lại cho hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này). Đây cũng là nơi tổ chức lễ tiếp tân, khánh hỷ của hoàng gia. Sau năm 1975, bà Từ Cung (hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn) hiến cung An Định cho chính quyền.

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 1.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 2.

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 3.

Ký họa của KTS Nguyễn Đình Việt

KTS cung cấp

Trước đây, cung có khoảng 10 công trình; qua thời gian và ảnh hưởng bởi chiến tranh, hiện chỉ còn 3 công trình.

Cổng chính hai tầng, theo kiểu tam quan, có đắp nổi sành sứ trang trí theo lối cung đình.

Đình Trung Lập dạng bát giác, mái đắp nổi 12 con rồng, trong đình có tượng vua Khải Định đúc từ năm 1920 bằng đồng, to cỡ người thật.

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 4.

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 5.

Vườn trong cung An Định - ký họa của KTS Linh Hoàng

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 6.

Cung An Định nằm bên sông An Cựu - ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ

KTS cung cấp

Lầu Khải Tường (do vua Khải Định đặt tên, có nghĩa là "nơi khởi phát điềm lành") cũng là công trình chính gồm 3 tầng, 22 phòng. Mặt trước trang trí cầu kỳ, chi tiết theo lối Á (bát bửu, rồng, phượng, hổ…) kết hợp Âu (thiên thần, bắc đẩu bội tinh…). Tầng 1 có 7 phòng, nổi bật nhất là đại sảnh với những bức tranh tường đã hơn trăm tuổi, vẽ phong cảnh lăng của các vị vua trước: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định, có giá trị nghệ thuật cao. Tầng hai là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt. Tầng ba là nơi thờ tự và nơi ở cũ của Đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại).

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 7.

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

KTS cung cấp

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 8.

Tranh của họa sĩ Đoàn Quốc

Họa sĩ cung cấp

Cung An Định được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2006, và đã được số hóa 3D trình chiếu tại chỗ để du khách hiểu rõ hơn về công trình.

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 9.

Ký họa của Nguyễn Vũ Minh Tùng - SV Đại học Nguyễn Tất Thành

Góc ký họa: Cung An Định- Ảnh 10.

Tranh của họa sĩ Đoàn Quốc

Họa sĩ cung cấp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.