Nhiều phụ huynh cảm thấy vô dụng khi nhận thấy con trở nên ủ rũ hoặc biến thành một người xa lạ, kín đáo. Theo các chuyên gia tâm lý, đây là thời điểm trẻ trở nên khó hiểu với rất nhiều cảm xúc thăng trầm... Khi đó mỗi một đứa trẻ sẽ hình thành trí tuệ, đạo đức, tính cách riêng biệt của mình, và phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó trở nên đúng đắn hơn.
Sự rối loạn của tuổi vị thành niên bắt nguồn từ những thay đổi lớn diễn ra trong não. Công nghệ hình ảnh đã xác nhận khi bước vào tuổi 20 bộ não của một người trưởng thành sẽ trở nên hoàn chỉnh hơn. Đây là giai đoạn đỉnh điểm của quá trình phát triển sức mạnh thể chất và khả năng trí tuệ, đồng thời một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát xung động sẽ góp phần hoàn chỉnh các mạch điều khiển cường độ của phản ứng cảm xúc. Vì lẽ đó, ở lứa tuổi này, các yếu tố cá nhân như: sự bốc đồng, đôi khi liều lĩnh, những cơn bộc phát hành vi và cảm xúc tiêu biểu được điều khiển bởi những gì đang xảy ra trên não. Hiểu được cách não đang thay đổi có thể giúp cha mẹ hiểu được những hành vi không thể giải thích của con, từ đó giúp họ phát triển các kỹ năng làm cha mẹ để hướng dẫn con phát triển tốt hơn trong giai đoạn này.
tin liên quan
Những kỹ năng sống thiết yếu nên dạy con trước 10 tuổiThực tế, trẻ con có năng lực nhiều hơn chúng ta nghĩ. Ngay cả khi trẻ chưa bắt đầu đi học, bạn cũng có thể dạy cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để giúp con từng bước hướng tới sự tự lập.
Giữ liên lạc
Một trong những đặc điểm nổi bật của trẻ khi đến tuổi vị thành niên là nhu cầu được tách biệt khỏi cha mẹ và trở nên độc lập hơn. Một số phụ huynh thất vọng khi thấy con phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt với những ý kiến họ đưa ra hoặc nhận thấy các quyết định của con chịu ảnh hưởng từ bạn bè nhiều hơn từ gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ, dù thế nào con cũng luôn cần tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ từ cha mẹ. Có thể con bị lôi kéo bởi một trào lưu, xu hướng nào đó, nhưng bố mẹ vẫn phải cố gắng tiếp tục ở cạnh con, gần gũi, trò chuyện, chủ động lắng nghe, khuyến khích, động viên con; đồng thời hãy luôn duy trì những bữa cơm gia đình hoặc duy trì những thói quen giống như một nụ hôn chúc ngủ ngon, dành nhiều thời gian cho con ngay cả đối với các hoạt động, công việc nhỏ nhặt trong gia đình.
Đặt giới hạn
Trẻ đến tuổi vị thành niên thường muốn lẩn tránh các quy tắc. Nhưng cha mẹ phải là người giúp con hiểu hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận và hậu quả sẽ thế nào nếu vượt ra khỏi quy tắc đó. Mọi thứ luôn rõ ràng nhưng không được tùy ý thiết lập các quy tắc, và luôn giải thích rõ lý do tại sao lại có quy tắc đó. Đồng thời, hãy để con có tiếng nói của mình, chớ nói từ “không” quá nhanh khi con đưa ra ý kiến nào đấy. Cha mẹ nên linh hoạt trong cách dạy dỗ con, đặc biệt là khi con trưởng thành có thể chứng minh được khả năng đưa ra quyết định hợp tình, hợp lý.
tin liên quan
Góc phụ huynh: Làm gì khi con coi thường người khác?Con tôi thường kể về những người bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn với kiểu coi thường. Con tôi cũng hay miệt thị những người đồng giới. Tôi phải khuyên con như thế nào đây? (một phụ huynh ở quận 4, TP.HCM)
Đừng quá khắt khe
Bước vào tuổi vị thành niên là lúc bản sắc của trẻ cũng vừa chớm nở. Vì thế, rất cần thiết để thảo luận cùng con về những rủi ro trong các lựa chọn về cách ứng xử hay phong cách ăn mặc; đồng thời cho con học cách sống với những hậu quả mà mình gây ra. Nếu những thay đổi này vô hại, cha mẹ không nhất thiết can thiệp quá sâu, còn nếu những thay đổi này có vấn đề (lạm dụng chất gây nghiện hoặc hành vi nguy hiểm khác), cha mẹ nên can thiệp kịp thời.
Tôn trọng và tin tưởng
Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, cha mẹ nên để con phát triển những ý kiến riêng, có thể những ý kiến đó khác với quan điểm của bạn. Khi trao đổi một vấn đề nào đó, bố mẹ nên bày tỏ cảm xúc của mình, tránh giảng giải hay tranh luận nhằm để con hiểu rằng bạn đang tôn trọng ý kiến của con. Khi bạn biết được con mình đi đâu, đi với ai, bạn phải tôn trọng sự riêng tư đó và tin tưởng con sẽ cư xử như một người có trách nhiệm.
Nuôi dạy con thành công trong những năm thiếu niên là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ phải linh hoạt và uyển chuyển trong cách ứng xử. Đừng lo sợ mất quyền kiểm soát mà áp đặt kỷ luật cứng nhắc sẽ khiến con khó phát triển kỹ năng đưa ra quyết định sau này.
Bình luận (0)