Du lịch thời công nghệ
Ngành du lịch ở nhiều nơi trên thế giới đang từng bước chứng kiến sự thâm nhập của công nghệ. Tại Việt Nam, cách người dùng trải nghiệm du lịch và cách các cấp quản lý, doanh nghiệp quảng bá cho những dịch vụ liên quan cũng đang dần thay đổi theo hướng số hóa.
Thay vì mua vé truyền thống, vợ chồng chị Anne (du khách người Anh) dễ dàng mua vé trực tuyến trên ứng dụng khi tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long. "Ba năm trước khi đi tham quan, chúng tôi đều phải đặt tour có hướng dẫn viên, giờ thì không cần nữa. Nhờ ứng dụng và hệ thống thuyết minh tự động, tôi có thể dễ dàng mua vé, tìm hiểu thông tin khi đến bất kỳ địa danh nào", chị Anne chia sẻ.
Bạn Hoàng Anh (20 tuổi) cũng cho biết: "Dù sinh ra và lớn lên ở TP.Đà Nẵng nhưng mình chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu bài bản các địa danh quê hương. Nhờ có "Bản đồ số địa chỉ đỏ" với đầy đủ 83 di tích lịch sử kèm mã QR, mình có thể dễ dàng nắm bắt thông tin từng di tích".
Bên cạnh số hóa di tích, nhiều điểm du lịch, tham quan còn áp dụng công nghệ VR và AR, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo. Hàng loạt các tour trải nghiệm đêm trình chiếu 3D mapping ra đời như Trải nghiệm đêm Văn Miếu Quốc Tử Giám, show diễn Tinh hoa Bắc Bộ hay ứng dụng VR tại Bảo tàng Mỹ thuật VN, Bảo tàng Dân tộc học VN... đã thu hút đông đảo du khách.
Sáng kiến Điểm đến số độc đáo của Grab
Để phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong tương lai, bên cạnh những giải pháp thiết thực từ chính quyền, nhiều doanh nghiệp cũng đã chung tay cùng địa phương thúc đẩy chuyển đổi số.
Tại nhiều thành phố biển trên khắp cả nước như Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng... Grab đang triển khai sáng kiến Ghế đá Grab, cung cấp thêm nhiều điểm gặp gỡ, thư giãn cho người dân và du khách, vừa là Điểm đến số được định vị trên ứng dụng Grab. Nhờ số thứ tự trên mỗi ghế, người dân và du khách dễ dàng xác định được điểm hẹn. Nhờ vậy, trải nghiệm các dịch vụ hằng ngày như đặt đồ ăn trực tuyến, dịch vụ di chuyển của Grab thuận tiện hơn, đối tác tài xế Grab dễ dàng nhận diện vị trí của người dùng để giao hàng hay đón trả khách.
Ngoài ra, trên ghế đá còn tích hợp mã QR, du khách ghé thăm các thành phố biển có thể quét mã xem gợi ý các món ngon địa phương nên thử, cập nhật thông tin của Grab và các chương trình khuyến mãi nhanh chóng nhất.
Tại TP.Đà Nẵng, đến nay đã có hơn 130 ghế đá Grab phục vụ cho người dân, du khách. Tại phố đi bộ Bạch Đằng, ngoài 50 ghế đá Grab, điểm đến số của Grab còn có các Trạm nón lá. Mỗi trạm là điểm check-in mới lạ, là địa điểm được định vị trên bản đồ Grab và là trạm sạc điện thoại tiện lợi. Đặc biệt, du khách và người dân còn được tham gia vào "trạm đua voucher" với thử thách đạp xe thắp sáng trạm nón lá để nhận mã giảm giá từ Grab.
Với sáng kiến về các điểm đến số, Grab tiếp tục khẳng định mục tiêu nâng cao trải nghiệm người dùng từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Cũng tại TP.Đà Nẵng, gần đây Grab đang nỗ lực đầu tư và cải tiến công nghệ giúp hành khách dễ dàng nhận diện vị trí đón trả, đồng thời đặt được dịch vụ GrabCar và GrabBike một cách an toàn và tiện lợi. Có thể nói, trải nghiệm số của người dùng Grab khi đến TP.Đà Nẵng đang ngày càng hoàn thiện ngay từ khi đặt chân đến sân bay cho đến suốt thời gian lưu lại thành phố biển nổi tiếng này.
Bình luận (0)