Hàn Quốc hồi hộp trước đợt phóng vệ tinh lần ba

25/10/2012 16:23 GMT+7

(TNO) Vào ngày mai 26.10, Hàn Quốc sẽ lần thứ ba nỗ lực phóng tên lửa đầu tiên do nước này tự sản xuất. Đây là vụ phóng mang tính chất sống còn đối với một dự án đưa vệ tinh vào vũ trụ của nước này.

Tên lửa đẩy Korea Space Launch Vehicle (KSPV) dự kiến sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở huyện Goheung vào chiều mai (giờ địa phương), theo tờ Telegraph dẫn nguồn từ Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc.

Tên lửa KSPV này, còn được gọi là Naro-1, được thiết kế để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo, nhưng dự án này đã hai lần bị thất bại.

Tên lửa KSPV được đưa tới bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro - Ảnh: AFP
Tên lửa KSPV được đưa tới bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro - Ảnh: AFP

Hàn Quốc bắt đầu chương trình không gian của mình vào năm 2002 với mục đích đưa vệ tinh riêng của nước này vào vũ trụ.

Với sự hỗ trợ từ Nga, vụ phóng tên lửa đầu tiên đã được thực hiện vào tháng 8.2009 nhưng thất bại khi tên lửa không tách ra như dự tính để triển khai vệ tinh hoạt động.

Nỗ lực lần thứ hai diễn ra vào tháng 6.2010 đã kết thúc nhanh chóng khi tên lửa nổ tung chỉ hơn 2 phút sau khi được phóng.

Hơn 200 công ty và viện nghiên cứu Hàn Quốc đã tham gia vào chương trình không gian quốc gia, tính đến nay đã tiêu tốn khoảng 520 tỉ won (471 triệu USD).

Theo tờ Telegraph, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định rằng nếu lần phóng thứ ba này kết thúc trong thất bại, dự án Naro sẽ chấm dứt, mặc dù chính phủ đã phê duyệt cho kế hoạch xây dựng thế hệ tên lửa mới.

Công việc tạo ra tên lửa mới, có khả năng mang theo một vệ tinh nặng 1,5 tấn vào quỹ đạo, đang được tiến hành và sẽ đi vào hoạt động trước năm 2021.

Huỳnh Thiềm

>> Tên lửa đạn đạo mới của Nga mang đầu đạn "khủng
>> Trung Quốc bí mật thử tên lửa đạn đạo
>> Iran nâng cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn
>> Iran thử thành công phiên bản nâng cấp tên lửa đạn đạo
>> Vệ tinh của Hàn Quốc lại bốc cháy
>> Hàn Quốc hoãn phóng vệ tinh
>> Vệ tinh của Hàn Quốc bốc cháy
>> Hàn Quốc phóng tên lửa đẩy đầu tiên
>> Hàn Quốc tự phóng vệ tinh đầu tiên
>> Hàn Quốc hoàn thành trung tâm vũ trụ đầu tiên
>> Phi hành gia đầu tiên của Hàn Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.