Hãng Reuters ngày 17.1 đưa tin Hàn Quốc và Mỹ đồng ý bắt đầu đối thoại sơ bộ về việc chia sẻ chi phí duy trì lực lượng đồn trú của Mỹ, nhằm đạt thỏa thuận trước khả năng cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Ông Trump là ứng viên nổi trội cho vị trí đại diện đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ tại cuộc bầu cử ngày 5.11. Trong nhiệm kỳ trước đó, ông đòi đồng minh tại Đông Bắc Á phải chi đến 5 tỉ USD/năm để duy trì lực lượng đồn trú Mỹ.
Đàm phán về thỏa thuận "các biện pháp đặc biệt" đã bế tắc trong nhiều tháng trong nhiệm kỳ của ông Trump và thỏa thuận đạt được sau khi Hàn Quốc đồng ý tăng 13,9% chi phí đóng góp, mức tăng hằng năm lớn nhất trong gần 2 thập niên.
Triều Tiên xác nhận phóng tên lửa bội siêu thanh, ông Trump bất ngờ lên tiếng
Thỏa thuận trên sẽ hết hạn vào năm 2025. Hãng Yonhap và Newspim dẫn các nguồn tin ngoại giao ẩn danh cho hay Hàn Quốc và Mỹ đồng ý bắt đầu đối thoại trong năm nay về việc gia hạn thỏa thuận đến năm 2026 và xa hơn nữa. Thông thường, đối thoại được tổ chức ngay trước khi thỏa thuận kết thúc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo-suk từ chối bình luận về thông tin trên, mà chỉ nói rằng chính phủ sẽ chuẩn bị cho các cuộc đàm phán tiếp theo một cách "có hệ thống, chiến lược".
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết một phái đoàn từ Văn phòng Đàm phán và Thỏa thuận An ninh đã đến thăm Hàn Quốc từ ngày 11-17.12.2023 để thảo luận việc thực hiện Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt thứ 11 (SMA) hiện hành.
"Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán SMA lần thứ 12. Chúng tôi chưa đưa ra quyết định cụ thể nào cho việc đàm phán", theo phát ngôn viên trên.
Quân đội Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc trong nỗ lực của cả 2 quốc gia nhằm răn đe Triều Tiên, quốc gia đang đẩy mạnh các chương trình hạt nhân và tên lửa. Hiện Mỹ có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc, theo trang web Bộ Quốc phòng Mỹ.
Hàn Quốc bắt đầu chịu chi phí triển khai quân của Mỹ, được sử dụng để chi trả cho lao động địa phương, xây dựng các cơ sở quân sự và hỗ trợ hậu cần khác, vào đầu thập niên 1990.
Điểm xung đột: Ukraine hạ "mắt thần trên không" Nga; Triều Tiên cảnh báo gắt Hàn Quốc
Bình luận (0)