Hàng trăm học sinh mong ngóng những 'Nhịp cầu ước mơ'

24/04/2015 08:00 GMT+7

Mỗi buổi đến trường hay tan học, hàng trăm học sinh của Trường tiểu học Thạnh An (huyện Thạnh Hóa, Long An) phải lần lượt chờ đợi chiếc phà duy nhất đang chậm rãi cập bến. Cảnh đám nhỏ khóc rấm rứt vì trễ học vẫn diễn ra thường xuyên khiến ai cũng mơ ước có cây cầu mới…

Mỗi buổi đến trường hay tan học, hàng trăm học sinh của Trường tiểu học Thạnh An (huyện Thạnh Hóa, Long An) phải lần lượt chờ đợi chiếc phà duy nhất đang chậm rãi cập bến. Cảnh đám nhỏ khóc rấm rứt vì trễ học vẫn diễn ra thường xuyên khiến ai cũng mơ ước có cây cầu mới…

Xã Thạnh An là xã vùng sâu cách trung tâm huyện Thạnh Hóa khoảng 20km, mất gần hai giờ đồng hồ ê-kip chương trình mới có thể tiếp cận do đường đi nhỏ hẹp, gồ ghề. Theo thống kê của huyện, với 715 hộ dân (khoảng 3000 khẩu), trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 20%, Thạnh An là một xã thuần nông, chuyên canh lúa, sen và trồng dứa (khóm). Với bốn bề sông nước, nên việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều năm qua, phương tiện chính để bà con trong xã dùng để di chuyển đến chợ, trường học, trạm y tế… là chiếc phà nhỏ, có sức chở chỉ hơn chục người/lượt. Dù biết phà không có áo phao thế nhưng hàng ngàn người dân xã Thạnh An bỏ mặc những hiểm nguy rình rập trên mỗi chuyến đi để kịp giờ tới trường hay lao vào cuộc mưu sinh bận rộn.
Cô Nguyễn Thị Hoa – một người dân sống cạnh bến đò chia sẻ: “Việc đi lại tại đây rất khó khăn do cả xã chỉ có một chiếc phà. Phà nhỏ nên chỉ chở được hơn chục người. Hàng ngày, cả ngàn người ở hai bờ Kênh Bắc Đông cũ đều phải chịu cảnh “lụy phà” đầy mệt mỏi, tốn thời gian mà lực thì bất tòng tâm… vì người dân ở đây ai cũng làm nông nên đều nghèo, lo chạy ăn từng bữa chưa đủ nên chẳng thể góp tiền để xây được một cây cầu”.
Phà nhỏ cũ kỹ, lại không có áo phao, thế nhưng bỏ mặc những hiểm nguy rình rập, hàng chục lượt người vẫn ngày ngày sử dụng để di chuyển.
Một em học sinh Trường tiểu học Thạnh An cho biết: “Mỗi buổi sáng hay tan học, hầu như học sinh của trường đều tập trung ở bến đò nên khu vực này đông lắm. Đôi khi trong lúc các bạn đùa giỡn, khiến một số bạn khác bị trượt chân té xuống nước, con sợ quá chừng… Không biết khi nào mình sẽ bị… Mong sao có cây cầu để tụi con không còn phải chờ phà đi học, không còn cảnh bị xô đẩy…”
Mang hy vọng về một cây cầu vững chãi, trong ngày diễn ra buổi thi đấu với xã Thủy Tây, hơn 1000 người dân xã Thạnh An đã góp mặt để cổ vũ tinh thần cho đội nhà. Liệu các thành viên của đội Thạnh An sẽ hiện thực hóa được giấc mơ của hàng trăm học sinh đang mong ngóng?
 Đội nào sẽ giành được chiến thắng và mang về cây cầu thép dây văng trị giá khoảng 500 triệu đồng cho địa phương mình?
Tính đến thời điểm hiện tại, sau gần một năm thực hiện, “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” đã xây dựng 8 cây cầu thép dây văng (trị giá khoảng 500 triệu đồng/cầu) ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang… Số thứ 9, diễn ra tại huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An), với hai xã Thạnh An và Thủy Tây, hứa hẹn sẽ là những màn tranh tài thú vị, hấp dẫn. Đón xem chương trình lúc 19h30 Chủ nhật ngày 26/4/2015 trên Kênh truyền hình Let’s Viet.
“Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” là chương trình truyền hình mang ý nghĩa nhân ái do Lasta Multimedia sản xuất, với sự đồng hành của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. Mong muốn là doanh nghiệp Việt đi đầu trong các công tác thiện nguyện - xã hội, Bia Sài Gòn đang từng bước tạo nên những cây cầu thép dây văng vững chãi (trị giá khoảng 500 triệu đồng/cầu) ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong giao thông đường thủy-bộ vì thiếu cầu…
Chương trình được phát sóng lúc 19h30 mỗi Chủ nhật cuối cùng của tháng, trên Kênh Let’s Viet.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.