• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Phong cách

Hàng xa xỉ đang khắc khoải chờ thời

16/09/2015 04:46 GMT+7

Cổ phiếu Trung Quốc rớt giá kéo dài cả tháng 8 khiến cho người tiêu dùng của đất nước này “ít hào hứng kỷ niệm những giây phút hạnh phúc”, theo Gilles Bogaert, giám đốc tài chính Công ty rượu Pháp Pernod Ricard.    

Mê Linh (dịch)        

14-016 rendering LOBBY 2

Họ chắc chắn ít khui các chai cognac thượng hạng Martell XO của công ty Pháp hơn. Với mức giá khoảng 150 euro hoặc hơn, doanh số của loại cognac lâu đời này giảm hai con số vào cuối tháng 6 năm nay. Rượu Martell có giá rẻ hơn nên làm ăn thuận lợi hơn.

 

LAO ĐAO VÌ CHỨNG KHOÁN

Sự rớt giá nhanh chóng của thị trường chứng khoán Trung Quốc, giữa những mối quan tâm về sự suy thoái kinh tế, đại diện cho tai họa tiềm ẩn sâu xa hơn đối với Công ty Pernod Ricard trên thị trường lớn thứ hai của nó – ngay khi công ty mới vừa phục hồi từ chính sách trừng trị thẳng tay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013 đối với việc tiêu xài phung phí của quan chức chính phủ dành cho hàng xa xỉ.

Pedestrians walk by the Burberry store in Shanghai

 

Mặc dù doanh số rượu của công ty ở Trung Quốc giảm 2% trong năm tài khóa hồi năm ngoái, con số đó là sự cải tiến có ý nghĩa đối với việc sụt giảm 23% so với một năm trước đó.

Nhưng các thương hiệu thức uống thuộc Pernod Ricard không chỉ là hàng xa xỉ nếm mùi sụt giảm nhanh chóng về mặt doanh số ở Trung Quốc.

Đồng hồ nhập khẩu Thụy Sĩ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề - lên đến 40% vào hồi tháng 7, nếu so sánh với cùng tháng hồi năm ngoái. Những chiếc đồng hồ có mức giá cao hơn khó tiêu thụ hơn những chiếc đồng hồ chưa đến 200 franc Thụy Sĩ, theo Liên đoàn công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ.

Window Display in Louis Vuittons New Shanghai Maison

 

Tag Heuer, thương hiệu đồng hồ do LVMH sở hữu, trình bày dạo gần đây nó có thể đóng một trong những cửa hàng của mình ở Hong Kong do nhu cầu tại địa phương thấp.

Các công ty hàng xa xỉ trên toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào người tiêu dùng Trung Quốc, chiếm 30% trong số những người tiêu dùng hàng xa xỉ trên toàn thế giới. Cách đây một thập kỷ, con số này là 3%.

Hồi gần cuối tháng 8, động thái của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là hạ giá đồng nhân dân tệ đã giáng tai ương vào lĩnh vực hàng xa xỉ, khiến cho hàng xa xỉ nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Wuxi Vo Tich

 

Các nhà đầu tư trong các công ty hàng xa xỉ ở phương Tây đã phản ứng bằng cách bán tống bán tháo cổ phiếu trong những tuần vừa qua. Những đòn giáng này đánh vào các tập đoàn Pháp như LVMH, Remy Cointreau, Hermes và Kering, chủ sở hữu Gucci – khiến giá cổ phiếu giảm xuống mức trung bình 13.1% kể từ ngày 1/8/2015. Những tập đoàn khác cũng phải chịu đựng giá cổ phiếu giảm là Richemont của Thụy Sĩ, giảm xuống 11.7%, và Burberry của Anh, giảm xuống 11.9%.

Các nhà phân tích đang cố gắng tính toán cú giáng lớn đối với doanh số hàng xa xỉ là ở mức nào.

Trong một thời gian ngắn, nhiều người tin rằng sự suy thoái sẽ chỉ làm tồi tệ nếu tính chất hay thay đổi của thị trường dẫn đến sự giảm giá trị chung của nền kinh tế hoặc giá tiền lương.

 

KHÔNG THỂ ĐOÁN TRƯỚC

Một lý do cho sự lạc quan là người tiêu dùng Trung Quốc ít phụ thuộc như người Mỹ vào thị trường chứng khoán để làm giàu. Mặc dù sự rối loạn trong tháng 8 vừa qua, chỉ số Shanghai Composite vẫn cao hơn 45% so với một năm trước đó.

Actresses pose at the Tiffany& Co

 

Luca Solca, nhà phân tích thuộc Công ty đầu tư Exane BNP Paribas, nhận xét: “Nếu chuyện này xảy ra ở Mỹ, chúng tôi có thể nhìn thấy tác động tiêu cực trong việc tiêu xài. Nhưng, nói một cách công bằng, dựa vào sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc trước kia, chúng tôi có thể nhận ra sự tăng trưởng ngoạn mục tương ứng trong việc tiêu xài. Cho đến nay, chúng tôi không nhìn thấy cả hai điều này”.

Tiffany  Co. Beijing Flagship Store

Tiffany & Co

Tuy nhiên, Tiffany & Co, hãng trang sức đặt trụ sở tại New York, vào hối cuối tháng 8, đã chống lại khuynh hướng suy thoái bằng cách đưa tin sự phát triển doanh số quý 4 tăng hai con số khi tuyên bố thật khó mà dự đoán sự rớt giá cổ phiếucó thể ảnh hưởng đến việc tiêu xài như thế nào.

Mark Aaron, phó chủ tịch quan hệ nhà đầu tư, kể: “Cũng tương tự như thế, không thể xác định được ảnh hưởng sự giàu có tích cực từ việc tăng giá thị trường chứng khoán đối với sự tăng trưởng doanh số của chúng tôi ở Trung Quốc trong mấy năm vừa qua, điều đó cũng khó như dự đoán bất cứ ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn đối với doanh số mang tầm quan trọng hoặc trong khoảng thời gian họ áp dụng sự trừng phạt đối với thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây hoặc sự phá giá tiền tệ”.

Alexandre Ricard, giám đốc điều hành Pernod Ricard, thừa nhận doanh số trong tháng 8 rất “nhẹ” và triển vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn cho đến năm mới của Trung Quốc là tháng 2 năm sau.

Justin-Jin-Backstage-127-750x499

 

Một yếu tố có thể thay đổi nhiều hơn nữa cần được xem xét là tỉ lệ quá lớn của những món hàng xa xỉ mà người Trung Quốc mua sắm – khoảng 75% - được mua ở nước ngoài, không phải trong nước. Thuế nhập khẩu cao đối với các món hàng xa xỉ có thể khiến áo choàng Burberry hoặc túi Louis Vuitton rẻ hơn ít nhất 30% khi sắm ở châu Âu so với Trung Quốc.

Những món hàng này có thể được mua sắm trong khi du lịch, bằng cách đặt hàng với bên thứ 3 được cho là những người mua sắm “daigou” (người Trung Quốc ở nước ngoài mua hàng và cung cấp hàng hiệu xách tay cho người Trung Quốc đại lục) hoặc trực tuyến.     

Brian Buchwald, giám đốc điều hành Bomoda, công ty nghiên cứu thị trường đặt văn phòng tại New York và Thượng Hải, giải thích các công ty hàng xa xỉ không nên mở thêm cửa hàng mới tại Trung Quốc mà nên đầu tư nhiều hơn vào thương mại điện tử để khai thác khuynh hướng này.

“Chúng tôi chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc tiêu xài của người Trung Quốc – không chỉ ở Trung Quốc. Vì thế, có rất nhiều cơ hội dành cho các công ty hàng xa xỉ nhằm tăng doanh số bằng cách đầu tư nhiều hơn vào công nghệ”, ông nhấn mạnh.

 

Viễn cảnh vẫn rất tốt
Các công ty hàng xa xỉ cũng chỉ ra rằng cho dù đó là sự đau đớn trong thời gian ngắn, đối tượng khách hàng và viễn cảnh tiêu xài hàng xa xỉ ở Trung Quốc vẫn rất tốt.

Ông Johann Rupert, chủ tịch Tập đoàn hàng xa xỉ Richemont – sở hữu trang sức Cartier và bút Montblanc – cho hay hồi đầu năm nay: “Chúng tôi đã chứng kiến cảnh tượng này trước kia, trong rất nhiều dịp. Vì thế, chúng tôi gặp nhiều vấn đề ở Trung Quốc; mọi người đều gặp rắc rối ở Trung Quốc. Chuyện này sẽ kéo dài trong bao nhiêu lâu? Tôi không biết. Tôi đang gặp khó khăn trong thời gian dài”.

Top
Top