Hành tinh có đuôi như sao chổi

17/07/2010 19:54 GMT+7

Một hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời, tên HD 209458b, đang di chuyển trên quỹ đạo quá gần mặt trời của nó, với một chu kỳ chỉ bằng 3 ngày rưỡi ở trái đất. Sự di chuyển quá gần như vậy khiến khí quyển của nó bị nung nóng và bốc khói trong vũ trụ, tạo nên cái đuôi như sao chổi.

Đó là nghiên cứu của Đại học Colorado (Mỹ) đăng trên chuyên san Vật lý học thiên thể. HD 209458b, có kích thước gần bằng sao Mộc, cách trái đất khoảng 153 năm ánh sáng. Các nhà khoa học đã đặt nghi vấn về hành tinh trên từ năm 2003, cho rằng gió mặt trời phải rất mạnh mới quét được khí quyển của HD 209458b ra ngoài không gian. Tốc độ di chuyển của hỗn hợp khí tạo nên "đuôi" hành tinh là gần 10.000m/giây.  

Thụy Miên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.