Hành trình ra lò những bánh tráng phơi sương... khổng lồ

07/04/2016 15:02 GMT+7

Chiếc bánh tráng phơi sương khổng lồ có đường kính khoảng 1.2 m, sau khi phơi sương và nướng thì nặng khoảng 400 gram, lớn gấp 15 lần so với cái thông thường.

Chiếc bánh tráng phơi sương khổng lồ có đường kính khoảng 1.2 m, sau khi phơi sương và nướng thì nặng khoảng 400 gram, lớn gấp 15 lần so với cái thông thường.

Những chiếc bánh tráng phơi sương khổng lồ mà ông Gàn và người dân làm kỷ niệm ngày lễ của quê hươngNhững chiếc bánh tráng phơi sương khổng lồ mà ông Gàn và người dân làm kỷ niệm ngày lễ của quê hương
“Để kỷ niệm ngày nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chúng tôi làm được 22 chiếc bánh to, đẹp nhất. Đường kính mỗi cái khoảng 1.2 m, sau khi phơi sương và nướng thì nặng khoảng 400 gram, lớn gấp 15 lần so với cái thông thường”, ông Phan Văn Gan (68 tuổi, ngụ tổ 1, KP. Lộc Du, Thị trấn Trảng Bàng) hồ hởi nói.
Chiếc lò và nồi hấp khủng được đầu tư để làm bánh khổng lồChiếc lò và nồi hấp khủng được đầu tư để làm bánh khổng lồ
Gian nan làm bánh tráng khổng lồ
"Khi biết tin nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được công nhận là là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bà con quê tôi háo hức lắm. Qua bàn bạc, chúng tôi nảy ra ý tưởng phải làm một cái gì đó thật ý nghĩa và độc đáo. Và những chiếc bánh tráng “khổng lồ” đã ra đời" ông Gan nói.
Chiếc cán để nhấc bánh cũng được làm to gấp chục lần bình thườngChiếc cán để nhấc bánh cũng được làm to gấp chục lần bình thường
Được sự ủng hộ của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ông Gan cùng nhiều người bắt tay vào làm bánh. Lúc đầu ông tính làm chiếc bánh có đường kính khoảng 50 cm, tức là lớn gấp đôi chiếc bánh thông thường. Tuy nhiên được chị Phạm Thị Sương - Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khuyến khích “chú ráng làm lớn hơn nữa đi” thế là ông chấp thuận.
Ông Gan lên kế hoạch và thuê thợ xây lò, con trai cũng giúp bố vẽ thiết kế chiếc lò nấu nước đun sôi có kích thước lớn. Ông còn xuống tận TP. Hồ Chí Minh để tìm thợ gò nhôm có tay nghề giỏi, đặt làm chiếc nồi nấu nước có đường kính 1,1 mét.
Có nồi, ông lại nhờ bà chị mua vải, may khuôn tráng bánh. Chiếc lò “cỡ khủng” lớn gấp 3 lò thông thường được hoàn thành. Ông lại tiếp tục đặt làm chiếc vá, cán tráng bánh và nhiều dụng cụ khác cũng thuộc hạng khủng với tổng kinh phí tốn khoảng 12 triệu đồng.
Lò hấp “ngoại cỡ” để làm bánh khổng lồLò hấp “ngoại cỡ” để làm bánh khổng lồ
Về phương án phơi bánh, ông Gan phải đặt thợ đan chiếc vỉ phơi “ngoại cỡ”. Việc thuê thợ, tìm mua nứa cũng khiến ông Gàn đau đầu. Sau gần một tuần chạy ngược chạy xuôi, những chiếc vỉ cỡ lớn cũng được giao đến tay ông.
Đau đầu nhất là khâu tráng và nướng bánh. Ông phải lựa chọn bốn người trong 17 thành viên của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Tân Tiến. “Những người được tuyển lựa đều làm nghề lâu năm, tráng bánh khéo, nhanh nhẹn và có kinh nghiệm. Sau khi được chọn, họ phải trải qua bốn ngày thử thách, tốn hơn một thùng gạo thì những chiếc bánh lớn mới thành công”, ông Gàn tiết lộ.
Ông Gan đang tráng bánh khổng lồÔng Gan đang tráng bánh khổng lồ
Theo đó, ngày đầu tiên, thử tráng một lớp mà bánh không đủ, bợ bánh khỏi màng không được nên mọi người nghĩ cách khác. Tiếp ngày thứ hai, tráng được bánh hai lớp nhưng bánh lại quá dày. Đến ngày thứ ba làm được cái bánh mỏng rồi nhưng lại chưa phơi. Bước qua ngày thứ tư thì thấy kết quả khá tốt.
Ông Gan nói: “Khi đổ, phải có hai người đứng hai bên cầm cây cán bánh mới nhấc nổi bánh lên. Để đổ một chiếc bánh phải có bốn người phối hợp nhịp nhàng”. Theo ông Gan, những chiếc bánh được làm ra khá tròn trịa, chất lượng bánh cũng tốt như bánh thông thường vì đều được làm cùng thành phần như nhau.
Do kích thước bánh quá lớn nên việc nướng bánh cũng gặp không ít khó khăn. Việc chế tạo một cái lò nướng đủ lớn nhanh chóng được thực hiện, phù hợp với khuôn khổ chiếc bánh cũng cần phải tiếp tục tính toán, đầu tư. Hai thợ khéo tay nhất nướng thử bánh nhưng không thành công. Phải mất hai ngày liền nghiên cứu đủ phương án, hai chiếc bánh đầu tiên được hoàn thành để đem ra trưng bày.
Chiếc vá khủng dùng để tráng bánhChiếc vá khủng dùng để tráng bánh
Thành quả sau gần một tháng vất vả, ông Gan và các thành viên trong HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Tiến đã làm được 22 chiếc bánh to, đẹp với đường kính mỗi cái 1,2m. Sau khi phơi sương và nướng thì bánh nặng khoảng 400 gram, gấp 15 lần cái thông thường.
Làm hồ sơ, đề xuất công nhận kỷ lục
Ông Gan hiện là chủ nhiệm HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Tiến, chuyên sản xuất bánh tráng phơi sương. Theo ông Gan, từ đời bà cố, đến bà, mẹ rồi chị của ông đều theo nghề bánh tráng. Ông ở trong nhà nên thường phụ giúp, nhìn mọi người làm rồi học theo. Ông chia sẻ: “Chị gái tôi gần 80 tuổi nên không còn làm nữa. Hai con trai cũng đi làm việc khác nên giờ gia đình tôi không ai làm nghề này. Tôi cố gắng là muốn lưu giữ và tìm hướng phát triển nghề truyền thống của địa phương”.
Những chiếc bánh khổng lồ được ông Gan mang tới trưng bày tại gian hàng của lễ hội văn hóa- du lịch làng nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng thu hút rất đông người xem.
Chị Phạm Thị Sương, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh chia sẻ: “Làm nên những chiếc bánh lớn như vậy thực sự là một sự nỗ lực và công sức to lớn của chú Gan và các cô chú trong HTX Tân Tiến. Chúng tôi đang phối hợp với đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ, để gửi cơ quan chức năng xem xét, nếu đạt sẽ công nhận kỷ lục cho những chiếc bánh tráng phơi sương khổng lồ này”.
Những chiếc bánh tráng phơi sương khổng lồ mà ông Gàn và người dân làm kỷ niệm ngày lễ của quê hương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.