Hậu duệ của người nổi tiếng: Tutankhamen - ông tổ người châu Âu?

16/04/2012 03:24 GMT+7

Các nhà di truyền học Thụy Sĩ khẳng định hơn một nửa dân số của châu u hiện nay là họ hàng của pharaoh Tutankhamen. Điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi khá thú vị.

Các nhà di truyền học Thụy Sĩ khẳng định hơn một nửa dân số của châu u hiện nay là họ hàng của pharaoh Tutankhamen. Điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi khá thú vị.

Các khách du lịch châu u khi đến bất kỳ thành phố nghỉ mát nào đó ở Ai Cập đều nghĩ rằng không ít những người bán hàng nơi đây là hậu duệ của các pharaoh, và mình chẳng có dây mơ rễ má gì với mảnh đất đầy huyền bí này. Thế nhưng, thật là trớ trêu khi vào tháng 8.2011, các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu phả hệ iGENEA của Thụy Sĩ kết luận: Chỉ có 1% người Ai Cập mang gien của pharaoh, trong khi hậu duệ của pharaoh Tutankhamen (còn gọi là Tutankhamun) hiện có khá nhiều ở châu u.

Tại một vài nước, như ở Pháp chẳng hạn, 60% đàn ông mang dòng máu của Tutankhamen, con số này ở Tây Ban Nha còn cao hơn với 70%. Thậm chí có khu vực có tới 80% đàn ông là hậu duệ của pharaoh này.

 
Pharaoh Tutankhamen 

Đột biến lịch sử

Các tác giả Thụy Sĩ của công trình gây chấn động giới khoa học đã làm cuộc khảo sát tạm gọi là haplogroupe (những người chung huyết thống). Các khảo sát của haplogroupe tập trung vào đột biến gien để xác định nguồn gốc của một người với một nhóm chủng tộc. Loại gien này có đột biến nhiễm sắc thể Y và chỉ có ở đàn ông mà không có ở phụ nữ. Các nhà khoa học xác định gien của pharaoh Tutankhamen thuộc nhóm haplogroupe R1b1a2. Trong khi đó ngân hàng của iGENEA (qua nghiên cứu ADN) đang lưu giữ nhóm gien này và nó thuộc hơn một nửa số đàn ông châu u hiện nay.

Cần phải giải thích điều này như thế nào? Bởi, sau hàng nghìn năm, gien của Tutankhamen bị thay đổi theo thời gian và gần như mất hẳn. Chuyên gia phòng thí nghiệm gien thuộc Viện Hàn lâm y học Nga là Andrei Sanko giải thích: “Một nhóm người tiền sử có đột biến nhiễm sắc thể Y, tạm gọi là R. Sau đó, một gia đình của nhóm này sinh ra đứa con trai mang gien đột biến này - R1. Sau đó đứa trẻ này lớn lên, lập gia đình sinh ra những đứa con trai, từ gốc R, chúng đều mang gien đột biến R1”. Các nhà khoa học cho rằng đột biến gien này không ảnh hưởng (tác động) tới màu tóc, màu da, màu mắt.

 
Các nhà khoa học đang lấy mẫu gien của Tutankhamen - Ảnh: Itogi

Quê xứ bậc vương giả

Giám đốc iGENEA, ông Roman Scholz, cho biết các chuyên gia của trung tâm này đã theo dõi, nghiên cứu R1b1a2 của nhóm haplogroupe khi phân tích AND của Tutankhamen. “Điều này không có nghĩa là chỉ có một mình Tutankhamen mang R1b1a2, mà nhiều khả năng ông là người đầu tiên mang biến thể gien này”, Scholz nói. Tutankhamen sống cách nay khoảng hơn 9.000 năm và ông có nhiều họ hàng. Phần lớn hậu duệ của ông di chuyển qua châu u sinh sống khi nông nghiệp bắt đầu phát triển 7.000 năm trước Công nguyên. Và chỉ có một nhóm người nhỏ di chuyển xuống phía nam Ai Cập.

 

Châu u có 3 lần diễn ra việc di dân. Cách nay 100.000 năm con người “bước ra” từ châu Phi nhưng không di cư đến châu u mà lại tới Ấn Độ, Trung Quốc và Úc. Những người định cư đầu tiên ở châu u dường như đến từ Iran. Các cuộc di dân diễn ra ở Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Balkan và ở khu vực Địa Trung Hải, Tây Ban Nha, Pháp... Điều này diễn ra cách nay 50.000 năm. Cuộc di dân thứ hai diễn ra tại Nga cách nay 30.000 năm, từ vùng sông Don. Hai làn sóng di dân này tạo nên hai nền văn hóa khảo cổ khác nhau. Cuộc di dân thứ ba vào châu u từ Ấn Độ diễn ra cách nay 10.000 năm. Về lý thuyết, mỗi cuộc di dân tại vùng biển Đen có thể có ông tổ của Tutankhamen. (Theo nhà sử học người Nga Gudz Markov)

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ khẳng định giả thuyết rằng tầng lớp vương giả Ai Cập có nguồn gốc từ nơi khác và những người Ai Cập hiện nay không phải là con cháu của những người bản địa xa xưa của đất nước này.

Tiến sĩ lịch sử Maria Dovrovolskaja, thuộc Viện Khảo cổ (Viện Hàn lâm khoa học Nga), giải thích: “Cư dân cổ Ai Cập khác hẳn người Ai Cập ngày nay - chủ yếu là những người Ả Rập đến đây sau khi có những cuộc di trú tại Bắc Phi”. Các nhà khoa học tin rằng tổ tiên của người Ai Cập ngày nay đến từ vùng vịnh Persic. Đây là những bộ tộc Ả Rập đã xâm chiếm, chinh phục Ai Cập và định cư ở đó. Các nhà khoa học một lần nữa khẳng định việc duy trì tên họ của các triều đại Ai Cập là khép kín. Ngay cả để duy trì nòi giống thì chỉ những người trong hoàng tộc mới được phép cưới nhau.

Nhưng nếu Tutankhamen và giới tăng lữ Ai Cập không phải dân gốc Ai Cập thì vị pharaoh này đến từ đâu? Phó tiến sĩ lịch sử Roman Zarapin, Đại học Lưu trữ lịch sử Moscow (Nga), nói: “Giả thiết Tutankhamen có nguồn gốc Tiểu Á nhiều người đã biết”. Nhưng các nhà khoa học Thụy Sĩ lại cho rằng những người thuộc triều đại Tutankhamen đến từ vùng duyên hải biển Đen.

Trước đây còn có vài giả thiết. Một trong số đó là pharaoh có nguồn gốc từ vùng lưỡng hà, tức lãnh thổ Iran ngày nay. Giả thiết khác cho rằng giới vương giả Ai Cập cổ đại chuyển từ sa mạc Sahara đến Ai Cập cách nay khoảng 4.000 - 5.000 năm. Nhưng nếu các nhà khoa học Thụy Sĩ đúng, thì chỉ có một giả thiết: Tutankhamen từ châu u đến Ai Cập cách nay khoảng 9.000 năm.

Tuy vậy, giới khoa học thế giới không hoàn toàn thừa nhận kết luận của phía Thụy Sĩ. Hơn thế, mới đây Roman Scholz lại thừa nhận với phóng viên tạp chí Itogi (Nga) rằng ông và các đồng nghiệp “lấy” gien của Tutankhamen từ… bộ phim tài liệu (!?) của một kênh truyền hình. Nghĩa là các thông số đều dựa theo bộ phim này. Trong khi đó kết quả phân tích ADN pharaoh Tutankhamen của các nhà khoa học Ai Cập vào năm 2010 đến nay vẫn được giữ kín. Câu hỏi về nguồn gốc của vị pharaoh này và nguồn gốc châu u thực ra vẫn là dấu hỏi lớn.

Có thể đến một lúc nào đó, chính quyền Ai Cập sẽ công bố bí mật này để kết thúc các cuộc tranh cãi tưởng như không có hồi kết và đặt dấu chấm hết cho một trong những câu hỏi chính về lịch sử thế giới cổ đại.

Hoàng Hoài Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.