Hệ thống ‘Mắt thần’ tầm soát ung thư gồm những gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 30-50% các loại ung thư có thể phòng ngừa được, nhờ tầm soát, phát hiện sớm. Hiện y học cũng đã có các xét nghiệm tầm soát giúp tìm ra ung thư trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng.
‘Mắt thần’ trong tầm soát bao gồm Xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (PET, MRI, CT, siêu âm…), nội soi, chẩn đoán phân tử, chẩn đoán bệnh học… giúp bác sĩ quan sát rõ tận sâu bên trong cơ thể con người, nhằm phát hiện các tổn thương tiền ung thư, vị trí của khối u, mức tăng trưởng và di căn…
Một trong những điểm khác biệt của mô hình Ningen Dock tại Bernard so với khám sức khỏe thông thường là bên cạnh những phương tiện cơ bản như xét nghiệm, siêu âm, X-quang; thì Ningen Dock Bernard còn ứng dụng Nội soi – Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Ứng dụng CT Scan thay thế X-quang, được khuyến nghị bởi Hiệp hội Ung thư Nhật, Hoa Kỳ như "tiêu chuẩn vàng" trong tầm soát ung thư phổi; truy tìm tổn thương tiền ung thư gan, vú, giáp, cổ tử cung…, các bệnh lý mạch máu như tắc nghẽn động mạch vành, phình động mạch chủ, giúp dự đoán và phòng ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ.
‘Mắt thần’ MRI toàn thân tại Bernard là phiên bản đầy đủ (full option) thuộc thế hệ mới bậc nhất của GE HealthCare, được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phát hiện sớm ung thư ở dạng tế bào phân tử cực nhỏ; truy tìm yếu tố nguy cơ thầm lặng gây đột quỵ thông qua khảo sát và dựng hình 3D mạch máu não, đánh giá tưới máu não.
Hệ thống "mắt thần" giúp các bác sĩ có thể phát hiện nhiều căn bệnh trong nhiều cơ quan cùng một lúc, đồng thời đánh giá được sự thay đổi của các cơ quan trong những năm tiếp theo.
MRI toàn thân, xu hướng mới trong tầm soát sức khỏe toàn diện
Hệ thống dữ liệu và báo cáo liên quan đến phân độ ung bướu (ONCO-RADS) đưa ra khuyến nghị sử dụng MRI toàn thân tầm soát ung thư chuyên sâu trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao cũng như ở những người khỏe mạnh không triệu chứng.
Theo ONCO-RADS, tổng cộng 7 vùng trên cơ thể sẽ được khảo sát kỹ lưỡng khi chụp MRI toàn thân: Xương, não, cổ, ngực, bụng, chậu, chi. Và sẽ được phân loại vào 3 nhóm: Nguy cơ ung thư thấp (không cần theo dõi cụ thể); Nguy cơ ung thư trung bình (có khả năng mắc ung thư, cần thực hiện các xét nghiệm khác tùy vào từng loại ung thư); Nguy cơ ung thư cao (cần theo dõi sát sao và có lộ trình điều trị phù hợp).
MRI toàn thân được xem là xu hướng mới trong tầm soát sức khỏe toàn diện, với ưu điểm: Tầm soát nhanh toàn thân trong thời gian hợp lý; Thông tin về các bệnh có tổn thương đa cơ quan; Đánh giá đáp ứng điều trị; Không có bức xạ ion hóa. MRI toàn thân thay thế phù hợp cho PET/CT trong tầm soát ung thư.
Một điểm đặc biệt của công nghệ MRI tại Bernard là không cần tiêm thuốc cản từ vẫn cho hình ảnh rõ nét, giảm xảo ảnh và an toàn cho bệnh nhân. MRI tại Bernard còn tích hợp coil nhũ, thay thế chụp nhũ ảnh, không gây đau, giúp phát hiện sớm các bệnh lành và ác tính tuyến vú, đặc biệt phù hợp với phụ nữ có đặt túi ngực.
Bernard Healthcare đang hợp tác chiến lược, kết nối chuyên môn cùng Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản). Toàn bộ kết quả MRI, CT được đọc chéo và kiểm soát chất lượng bởi Bệnh viện Đại học Yamanashi.
Chuyển đổi số là mục tiêu quan trọng
Ông Tạ Ngọc Thuần - Giám đốc công nghệ Bernard cho biết, về hạ tầng, Bernard triển khai hệ thống đám mây riêng với đầy đủ trang bị về bảo mật, phòng chống mã độc tấn công, sao lưu dự phòng.
Về ứng dụng, Trung tâm y khoa này triển khai hệ thống HIS (Hospital Information System) cổng thông tin truy cập bệnh án điện tử dành cho bệnh nhân, chuẩn hóa toàn bộ quy trình khám chữa bệnh. Hệ thống PACS hoạt động trên hạ tầng đám mây, ứng dụng AI để không những giúp các bác sĩ dựng hình chuyên sâu, phát hiện những tổn thương từ giai đoạn rất sớm... mà còn tăng sự tương tác giữa các bác sĩ trong nước và quốc tế trong những trường hợp hội chẩn đa chuyên khoa.
Bình luận (0)