|
|
Theo chị Pơloong Thị Nhứt, người dân vùng cao đa phần sống dựa vào núi, luôn đối diện nguy cơ sạt lở. Khi được thông báo được bố trí khu tái định cư ở mảnh đất mới khá bằng phẳng, ai nấy đều vui mừng và hỗ trợ nhau chuyển nhà. “Năm ngoái nghe tin lở núi ở vùng cao Trà My vùi lấp nhiều nhà dân, bà con ở đây sực nhớ lại cảnh mình từng sống ở những triển đồi mà không khỏi kinh sợ. Bây giờ thì khác rồi!", chị Nhứt nói.
|
Đất chung của làng
Căn nhà của bà Đuônh nằm ẩn khuất dưới chân núi, cạnh tuyến đường quốc phòng ngược lên vùng đất Ga Ry, giáp ranh với biên giới nước bạn Lào. Con đường này, trước năm 2010 cũng "nằm" trên một phần đất của bà Đuônh, khi chính quyền vận động bà hiến ngay mà không đòi hỏi gì. Bà nói, bây giờ ngoài mảnh vườn nhỏ cùng diện tích đất nhà để ở, bà không còn khu đất nào nữa, tất cả đều đã được hiến cho làng và ủng hộ chủ trương tái định cư. “Tôi hiến đất để mong có được nơi ở mới ổn định cho con cháu, cho dân làng sau này”, bà Đuônh nói.
Là một trong số hơn 40 hộ gia đình dựng nhà trên đất làng mới do bà Đuônh hiến tặng, Tơ Ngôl Nhiu (26 tuổi, ở thôn Z’rượt) không giấu được niềm vui. Nhiu cưới vợ sớm nhưng không có đất riêng, phải sống chung với bố mẹ cùng đàn em trong căn nhà nhỏ chỉ vài chục mét vuông ở sườn núi. Nhiều lần mưa lớn, đất lở vào sát vách, anh và người thân chỉ biết cõng nhau đi nơi khác lánh nạn. Kể từ khi về sống ở khu tái định cư rộng rãi, gia đình sinh hoạt thoải mái hẳn. “Nhiều người ở Z’rượt và Réh đã yên tâm àm ăn. Chúng tôi đang nợ bà Đuônh một lời cảm ơn”, Nhiu trải lòng.
Ông Bhríu Hồ, Phó chủ tịch UBND xã Ch’Ơm, cho biết phần đất bà Đuônh hiến tặng giờ trở thành đất chung của làng. Người dân giờ cũng đã chung làng, chung nguồn nước, chung chòi rẫy... Việc hiến tặng cả chục ngàn mét vuông đất như bà Đuônh ở vùng cao Tây Giang là chuyện xưa nay hiếm.
Bình luận (0)