Vì những người có đủ điều kiện để tham nhũng là cán bộ lãnh đạo. Cán bộ lãnh đạo ngồi cùng sinh hoạt chi bộ thì không có đảng viên nào dám tự mình đấu tranh.
|
Chúng ta xây dựng cơ chế đúng rồi, việc vận hành từ trên xuống dưới và phối hợp giữa các cơ quan phải có trách nhiệm. Nếu giao cho một cơ quan nằm trong nội bộ thì không thể làm được. Làm sao người ta có thể tự cởi áo cho mọi người khám được. Ví dụ như kiểm tra một tập đoàn nhà nước mà giao cho Đảng ủy của tập đoàn làm thì không bao giờ ra được, mà cần các cơ quan có trách nhiệm. Chuyện đấu tranh trong Đảng thì hiếm có vụ nào chi bộ phát hiện và đấu tranh án tham nhũng, bởi bị quyền lực khống chế. Anh lãnh đạo cấp trên sinh hoạt cùng chi bộ với một anh nhân viên thì dù có biết tham nhũng cũng không dám báo. Muốn phát hiện án tham nhũng, ở những nơi nhạy cảm, có khả năng tham nhũng cao nhiều thì T.Ư Đảng, Ủy ban Kiểm tra, Thanh tra phải có cơ chế để theo dõi; kiểm tra minh bạch hệ thống lãnh đạo kể cả con người, công việc đang làm.
Vị trí của người lãnh đạo phải dám quyết, dám làm nhưng phải đúng. Như Đà Nẵng vừa rồi làm sai thì hỏng cả. Trong khi làm sai như vậy thì nhiều cán bộ không dám đấu tranh. Trong tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa rồi bị kỷ luật, có những cán bộ dĩ hòa vi quý, sợ liên lụy không dám đấu tranh… Trong số các đồng chí Thường vụ, có những người dám đấu tranh nhưng số đó không nhiều. Trách nhiệm của tập thể khi thấy lãnh đạo sai thì phải có cách đấu tranh. Một là đấu tranh trực diện, hai là bằng tình cảm, thứ ba nếu không nghe thì phải báo lên trên để có kênh giám sát.
Nguyễn Công Bôn - (Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Thái Phiên (Đà Nẵng), nguyên đại tá công tác tại Cục Chính trị, Quân khu 5)
Bình luận (0)