Cuộc vận động này diễn ra từ 3.7 đến 19.1.2017, huy động mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang sở hữu các loại hình tư liệu, hiện vật liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo UBND H.Hoàng Sa, các văn bản, thư tịch của Nhà nước Việt Nam cũng như các quốc gia khác, bản đồ, hình ảnh thể hiện hoạt động của người Việt tại Hoàng Sa trước đây là những bằng chứng giá trị về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của nước ta.
UBND H.Hoàng Sa cũng hi vọng sẽ nhận được những kỷ vật của nhân chứng, thân nhân của nhân chứng từng sống ở Hoàng Sa.
Các chiến sĩ Hải quân tham gia buổi lễ
|
|
UBND H.Hoàng Sa cũng công bố số điện thoại 0511.3822.291 - 0905.323.445 (ông Lê Phú Nguyện – Chánh Văn phòng UBND H.Hoàng Sa) hoặc email hoangsa@danang.gov.vn để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp đón các cá nhân, tổ chức.
Nhiều hiện vật, nội dung có giá trị đã được đóng góp
Nghệ sĩ ưu tú Trí Trung thay mặt nhóm tác giả trao tặng phim tư liệu Nhớ đảo (Huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc và giải báo chí quốc gia 2005).
Bộ phim nói về các nhân chứng làm việc, chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa trước 19.1.1974, ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn trao tặng phụ bản bản đồ Atlas Von China mà ông vừa phát hiện tại kho sách hiếm của Thư viện Harvard - Yenching (ĐH Harvard, Mỹ).
Đây là tập bản đồ Trung Quốc, do Nhà xuất bản Verlag Von Dietrich Reimer xuất bản tại Berlin, Đức năm 1885.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng trao tặng bản đồ xã Hòa Long, Q.Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ).
Tổng công ty Sông Thu tặng mô hình Tàu cảnh sát biển.
Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Lựa và anh Nguyễn Hoàng Sa hiến tặng những di vật, kỷ vật, tư liệu gốc có giá trị lịch sử, pháp lý.
Bà Lựa là vợ trung sĩ trọng pháo Nguyễn Thành Trọng trên hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10.
Trong trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, ông Trọng đã tử trận, lúc này bà Lựa mang thai người con trai đã 7 tháng và quyết định đặt tên con theo tên quần đảo ông Trọng đã đổ máu gìn giữ.
|
Bình luận (0)