Cụ thể, hình ảnh nhận diện được thiết kế theo dạng một khung tròn, bên trong là hình ảnh một con voọc đang bước đi. Voọc vốn là loài linh trưởng quý hiếm, đặc hữu sinh sống tại bán đảo Sơn Trà, được xác định là biểu tượng của TP.Đà Nẵng.
tin liên quan
Khinh khí cầu Hàn Quốc trình diễn tại lễ hội pháo hoa 2017 ở Đà NẵngTuy nhiên, khi nhìn hình ảnh nhận diện, có nhiều ý kiến cho rằng quá xấu và thiếu thực tế; con voọc trong hình ảnh nhận diện trông giống... con khỉ, màu sắc lòe loẹt, hành động chui nhủi chứ không phải là voọc hiên ngang, đẹp đẽ như tên gọi “nữ hoàng linh trưởng” trong tự nhiên.
Ngày 27.4, trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho hay, hình ảnh này trước khi công bố đã được hội đồng chấm chọn thông qua và được UBND TP phê duyệt. Ông Chiến cũng lưu ý, hình ảnh này chỉ sử dụng trên các ấn phẩm, sản phẩm do TP thực hiện, không đặt cạnh biểu trưng APEC 2017 của quốc gia.
“Hình ảnh nhận diện tuy được thiết kế vậy nhưng Ủy ban quốc gia APEC không cho sử dụng hình tượng những con vật ở trong hoạt động liên quan đến sự kiện này. Bộ nhận diện này chỉ là của Đà Nẵng chứ không phải là của quốc gia”, ông Chiến nói và cho hay, bộ nhận diện sẽ được sử dụng in lên hàng hóa làm tặng phẩm hay tài liệu in ấn giới thiệu của Đà Nẵng tại APEC.
Bà Dương Lê Phương, Phó giám đốc Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng, khẳng định APEC 2017 đã có một hệ thống nhận diện riêng nên những địa phương có liên quan sẽ sử dụng chung bộ nhận diện này.
“Trong kế hoạch tuyên truyền, quảng bá cho APEC tại Đà Nẵng, UBND TP.Đà Nẵng có yêu cầu lồng ghép hình ảnh loài voọc chà vá chân nâu vì nó là một hình ảnh đặc biệt của Đà Nẵng. Tuy nhiên, sau đó T.Ư có ý kiến là việc này chưa có tiền lệ vì động vật có liên quan đến nhiều nền văn hóa khác nhau nên TP chỉ sử dụng để quảng bá những hoạt động bên lề, chỉ dành riêng cho Đà Nẵng”, bà Phương nói.
tin liên quan
Đa số người dân khu trung tâm Đà Nẵng đồng thuận dọn dẹp vỉa hèTheo bà Phương, cuối năm 2016, Sở VH-TT đã chỉ định 4 họa sĩ có kinh nghiệm gửi tác phẩm bộ nhận diện APEC 2017 về Sở. Sau đó, Sở thành lập hội đồng chấm và chọn tác phẩm của họa sĩ Trần Chí Thành (tại Đà Nẵng).
Bộ nhận diện cũng có bản thuyết trình đầy đủ. “Theo tôi biết, thì ban đầu màu sắc khác nhưng cần điều chỉnh nên họa sĩ đã chỉnh lại. Tôi nghĩ mỗi người có một cảm nhận khác nhau, khi nghe họa sĩ thuyết minh thì chúng tôi thấy hợp lý”, bà Phương nói thêm.
Bình luận (0)