Nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện HIV - “kẻ sát nhân” của thế kỷ - đang tiến hóa theo hướng ít nguy hiểm hơn trước đây, mở ra hy vọng sớm điều chế được vắc xin thích hợp.
Báo cáo vừa đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy vi rút đe dọa mạng sống của khoảng 35 triệu người trên toàn cầu đang mất dần góc cạnh sắc bén trong quá trình tấn công bệnh nhân.
Các chuyên gia của Đại học Oxford đưa ra những chứng cứ cho thấy HIV mất nhiều thời gian hơn để gây bệnh AIDS. Sau quá trình quan sát sức phá hoại của HIV theo thời gian, báo cáo dự đoán rằng những thay đổi trong cơ chế di truyền của vi rút vào thời gian không xa có thể giúp thế giới chặn đứng được bệnh dịch với quy mô toàn cầu, và những giáo sư hàng đầu trong ngành cho rằng vi rút nguy hiểm có thể biến thành phiên bản “hầu như vô hại” nếu đà này tiếp diễn.
Các học giả phát hiện khi HIV tấn công cơ thể một người được trang bị hệ miễn dịch hiệu quả, nó buộc phải biến đổi và có thể trở nên yếu hơn chủng vi rút trước đó. Theo giải thích của Giáo sư Philip Goulder, khi vi rút vấp phải sự kháng cự dữ dội của một hệ miễn dịch mạnh mẽ, nó bị mắc kẹt trong tình thế khó khăn. “Vi rút có thể bị đập bẹp hoặc buộc thay đổi để sống sót trong điều kiện mới, và nếu bị đẩy vào tình thế phải thay đổi, nó sẽ phải trả giá”, theo Giáo sư Goulder. Và cái giá phải trả trong trường hợp này là vi rút bớt dần độc tính do khả năng tái sinh sản bị hóa giải khi đối mặt với đối thủ khó nuốt.
Kết quả là vi rút mất nhiều thời gian hơn để gieo rắc bệnh AIDS, cho phép bệnh nhân có thêm thời gian điều trị. Kế đến, phiên bản yếu hơn lây lan sang cá thể khác, bắt đầu quy trình thay đổi chậm chạp bên trong cộng đồng nhiễm bệnh. Báo cáo kết luận: “Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tố của HIV có liên quan trực tiếp đến các nỗ lực đang triển khai nhằm chế ngự và dẫn đến loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thế kỷ”.
Cuộc nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Oxford chủ yếu tập trung ở các nước như Nam Phi và Botswana. Trong đó, Botswana là một trong những điểm nóng của HIV/AIDS kể từ năm 1985, với 25% số dân trưởng thành có HIV vào năm 2011. Nam Phi cũng đối mặt với tình trạng lây nhiễm cao, nhưng không hề xuất hiện ca HIV trong vòng 10 năm kể từ khi Botswana phát hiện ca đầu tiên.
Sự khác nhau về thời gian tấn công của dịch bệnh cho phép các chuyên gia theo dõi độc tính của vi rút theo thời gian. Không những khả năng sao chép của HIV thấp hơn 10% ở Botswana so với Nam Phi, mà thời gian phát bệnh AIDS ở Botswana cách đây 20 năm là trung bình 10 năm, nhưng trong 10 năm qua, có thể mất khoảng 12,5 năm mới chuyển qua giai đoạn AIDS. Báo cáo trên trùng hợp với dự đoán hồi tháng 7 của Tổ chức Chống AIDS LHQ rằng đến năm 2030 con người có thể loại bỏ hoàn toàn HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu.
Các chuyên gia của Đại học Oxford đưa ra những chứng cứ cho thấy HIV mất nhiều thời gian hơn để gây bệnh AIDS. Sau quá trình quan sát sức phá hoại của HIV theo thời gian, báo cáo dự đoán rằng những thay đổi trong cơ chế di truyền của vi rút vào thời gian không xa có thể giúp thế giới chặn đứng được bệnh dịch với quy mô toàn cầu, và những giáo sư hàng đầu trong ngành cho rằng vi rút nguy hiểm có thể biến thành phiên bản “hầu như vô hại” nếu đà này tiếp diễn.
Các học giả phát hiện khi HIV tấn công cơ thể một người được trang bị hệ miễn dịch hiệu quả, nó buộc phải biến đổi và có thể trở nên yếu hơn chủng vi rút trước đó. Theo giải thích của Giáo sư Philip Goulder, khi vi rút vấp phải sự kháng cự dữ dội của một hệ miễn dịch mạnh mẽ, nó bị mắc kẹt trong tình thế khó khăn. “Vi rút có thể bị đập bẹp hoặc buộc thay đổi để sống sót trong điều kiện mới, và nếu bị đẩy vào tình thế phải thay đổi, nó sẽ phải trả giá”, theo Giáo sư Goulder. Và cái giá phải trả trong trường hợp này là vi rút bớt dần độc tính do khả năng tái sinh sản bị hóa giải khi đối mặt với đối thủ khó nuốt.
Kết quả là vi rút mất nhiều thời gian hơn để gieo rắc bệnh AIDS, cho phép bệnh nhân có thêm thời gian điều trị. Kế đến, phiên bản yếu hơn lây lan sang cá thể khác, bắt đầu quy trình thay đổi chậm chạp bên trong cộng đồng nhiễm bệnh. Báo cáo kết luận: “Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tố của HIV có liên quan trực tiếp đến các nỗ lực đang triển khai nhằm chế ngự và dẫn đến loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thế kỷ”.
Cuộc nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Oxford chủ yếu tập trung ở các nước như Nam Phi và Botswana. Trong đó, Botswana là một trong những điểm nóng của HIV/AIDS kể từ năm 1985, với 25% số dân trưởng thành có HIV vào năm 2011. Nam Phi cũng đối mặt với tình trạng lây nhiễm cao, nhưng không hề xuất hiện ca HIV trong vòng 10 năm kể từ khi Botswana phát hiện ca đầu tiên.
Sự khác nhau về thời gian tấn công của dịch bệnh cho phép các chuyên gia theo dõi độc tính của vi rút theo thời gian. Không những khả năng sao chép của HIV thấp hơn 10% ở Botswana so với Nam Phi, mà thời gian phát bệnh AIDS ở Botswana cách đây 20 năm là trung bình 10 năm, nhưng trong 10 năm qua, có thể mất khoảng 12,5 năm mới chuyển qua giai đoạn AIDS. Báo cáo trên trùng hợp với dự đoán hồi tháng 7 của Tổ chức Chống AIDS LHQ rằng đến năm 2030 con người có thể loại bỏ hoàn toàn HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu.
Bình luận (0)