Họ hàng đã tuyệt chủng của loài người từng chinh phục ‘nóc nhà thế giới’

12/12/2021 20:35 GMT+7

Nếu không nhờ người Denisovan, họ hàng đã tuyệt chủng của loài người, một số nhà nghiên cứu cho rằng người hiện đại có lẽ khó sống được ở vùng cao nguyên có biệt danh “nóc nhà thế giới ”.

Cao nguyên Tây Tạng nhìn từ xa

afp/getty

Cao nguyên Tây Tạng, đôi khi còn gọi là Cao nguyên Himalaya, được đặt biệt danh “nóc nhà thế giới” vì nó nằm ở độ cao trung bình trên 4.000 m so với mặt nước biển.

Mảnh đất rộng lớn này thường được xem là một trong những vùng đất cuối cùng mà người Tinh khôn (Homo sapiens) định cư dài hạn. Các kết quả nghiên cứu phát hiện nhiều tổ tiên khác nhau từng sống ở đây trong hơn 160.000 năm qua, nhưng có một số giai đoạn khó giải thích được nếu dựa trên manh mối để lại.

Để trả lời thắc mắc trên, nghiên cứu sinh Peiqi Zhang của Đại học California ở Davis (Mỹ) đã tiến hành phân tích và xây dựng các mô hình liên quan đến những mốc thời gian mà con người có thể định cư, theo báo cáo trên chuyên san Trends in Ecology & Evolution.

Cùng với đồng sự Xinjun Zhang, nghiên cứu sinh Đại học California tại Los Angeles, bà Zhang đưa ra giả thuyết cho rằng người Denisovan ắt hẳn đã đến Cao nguyên Tây Tạng cách đây 160.000 năm, sớm hơn 120.000 so với loài người hiện đại.

Hóa thạch mới làm sáng tỏ hơn về nhóm người nguyên thủy bí ẩn từ Siberia

Thậm chí, nhờ gien của họ hàng đã tuyệt chủng, con người giờ đây mới có thể thích nghi với cuộc sống ở vùng đất cao.

Theo kết quả phân tích ADN gần đây, người Denisovan và người Tinh khôn đã có sự trao đổi gien thông qua sinh sản khoảng 46.000 năm trước. Có vẻ như nhờ gien của người Denisovan, con cháu của người Tinh khôn mới có thể sống trong môi trường ô xy loãng như Cao nguyên Tây Tạng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.