Hồ sơ Panama: Doanh nhân Anh lập công ty giúp Triều Tiên buôn vũ khí

05/04/2016 11:30 GMT+7

Một doanh nhân người Anh sống tại Triều Tiên từng thành lập một công ty bình phong ở nước ngoài để giúp Bình Nhưỡng bán vũ khí và phát triển chương trình hạt nhân, theo hồ sơ Panama.

Một doanh nhân người Anh sống tại Triều Tiên từng thành lập một công ty bình phong ở nước ngoài để giúp Bình Nhưỡng bán vũ khí và phát triển chương trình hạt nhân, theo hồ sơ Panama.

Doanh nhân Nigel Cowie, người rời Hồng Kông đến Triều Tiên làm ăn vì "ở đó có nhiều trò vui" - Ảnh: BloombergDoanh nhân Nigel Cowie, người rời Hồng Kông đến Triều Tiên làm ăn vì "ở đó có nhiều trò vui" - Ảnh: Bloomberg
Doanh nhân Nigel Cowie là người thông thạo tiếng Hàn và tiếng Trung. Người này đến Triều Tiên vào năm 1995 khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il (cha của ông Kim Jong-un) còn nắm quyền, theo The Guardian ngày 4.4. Cowie sau đó trở thành một lãnh đạo của ngân hàng Daedong. Đến năm 2006, Cowie có 70% cổ phần tại ngân hàng này.
Vào đầu năm 2006, Cowie dùng địa chỉ tại trung tâm văn hoá quốc tế ở Bình Nhưỡng để cùng một quan chức cấp cao Triều Tiên là Kim Chol-sam mở một công ty bình phong cho ngân hàng Daedong, có tên DCB Finance Limited thông qua hãng luật Mossack Fonseca ở Panama. Công ty này được đăng ký tại quần đảo Virgin (Anh).
Hãng luật Mossack Fonseca (Panama) liên kết với công ty của ông Cowie dù biết Triều Tiên rõ ràng là một nơi chứa đầy rủi ro. Tháng 7.2006, ông Kim Jong-il ra lệnh bắn 7 quả tên lửa đạn đạo bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Đến tháng 10.2006, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Liên Hiệp Quốc sau đó áp đặt lệnh đóng băng tài sản và đi lại, cũng như cấm các hoạt động thương mại với nước này.
Năm 2013, Mỹ cấm vận ngân hàng Daedong và công ty bình phong DCB Finance Limited, quan chức Kim Chol-sam cũng bị liệt vào danh sách trừng phạt. Mỹ cáo buộc ngân hàng trên cung cấp các dịch vụ tài chính cho 2 công ty gồm Tập đoàn phát triển khoáng sản Korea và ngân hàng thương mại Tanchon.
Tập đoàn Korea là nhà buôn vũ khí chính của Triều Tiên, còn ngân hàng Tanchon là cơ quan tài chính của nước này. Ngân hàng Tanchon là đối tượng của lệnh cấm vận vì có vai trò chính trong việc hỗ trợ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo trái phép của Triều Tiên.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, ít nhất là từ năm 2006, ngân hàng Daedong đã dùng công ty DCB Finance Limited để thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế nhằm che giấu sự liên quan làm ăn với Triều Tiên. Còn ông Kim Chol-sam thì bị nghi thực hiện các giao dịch trị giá hàng trăm ngàn USD và quản lý hàng triệu USD tại các tài khoản liên quan đến Triều Tiên.
Hãng luật Mossack Fonseca không hề hay biết đang có giao dịch với các công ty Triều Tiên bị cấm vận trong nhiều năm - Ảnh: Reuters
Một chi tiết bất ngờ nữa được hồ sơ Panama phanh phui là công ty luật Mossack Fonseca không hề biết các công ty của ông Cowie có liên quan đến Triều Tiên (?), dù cho ông đăng ký địa chỉ tại nước này. Ngoài ra, doanh nhân này còn thông qua Mossack Fonseca để đăng ký một công ty khác, Phoenix Commercial Ventures Limited. Công ty này hợp tác cùng Bộ Văn hoá Triều Tiên để sản xuất đầu đĩa CD và DVD.
Mãi đến năm 2010, Mossack Fonseca mới nhận ra đang giao dịch với các công ty Triều Tiên. Phát hiện này xảy ra sau khi Cơ quan điều tra tài chính của quần đảo Virgin gửi thư yêu cầu Mossack Fonseca kê khai chi tiết về công ty DCB Finance Limited của ông Cowie. Năm 2011, ông Cowie bán cổ phần tại ngân hàng Daedong cho một công ty Trung Quốc.
Lệnh trừng phạt của LHQ đối với ngân hàng Daedong được ban hành vào tháng 6.2013 nhưng áp dụng đối với những hoạt động từ năm 2006, thời điểm ông Cowie còn điều hành.
Doanh nhân này nói rằng ông rời ngân hàng Daedong vào năm 2011 để tập trung cho các công việc làm ăn khác, dù lúc mới chuyển từ Hồng Kông đến Triều Tiên, ông này còn ca ngợi rằng Triều Tiên là một nơi có cơ hội đầu tư tốt nhưng bị đánh giá thấp và ông là một phần của nỗ lực giúp nước này đi lên trở lại.
The Guardian trích từ một bức thư luật sư của ông Cowie viết rằng công ty DCB Finance Ltd được sử dụng cho việc làm ăn chính đáng; đồng thời ông Cowie khi còn đương chức không hề hay biết về các giao dịch với các tổ chức bị cấm vận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.