Ông Lê Hoàng Minh, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết vị trí có biểu hiện sụt lún nằm hoàn toàn trong gói thầu 7A của dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè). Muốn xác định nguyên nhân, cần tổ chức khảo sát độc lập. Tuy nhiên, trước mắt Sở yêu cầu nhà thầu kiểm tra, xử lý.
Có thể “nuốt” cả chiếc xe buýt
Trong khi đó, sau 1 ngày kể từ khi xuất hiện, hôm qua (5.8) miệng “hố tử thần” đã mở rộng hơn hôm trước. Để đảm bảo an toàn, các cơ quan chức năng phải tiến hành giăng dây rào chắn toàn bộ mặt đường không cho các phương tiện đi qua đoạn đường này.
Ngành giao thông cũng đã bố trí lực lượng chốt trực để yêu cầu các phương tiện trên đường Đặng Văn Ngữ di chuyển chậm - 5 km/giờ nhằm tránh “hố tử thần”. Mặt khác, một tổ thanh tra thuộc Đội thanh tra GTVT số 3 cắm chốt tại khu vực này.
tin liên quan
'Hố tử thần' trên đường Trường SaSụt lún bất ngờ xảy ra trên đường Trường Sa, ven kênh Nhiêu Lộc
(TP.HCM), tạo thành một “hố tử thần” nguy hiểm. Nguyên nhân chưa được
xác định, nhưng các chuyên gia đều nghiêng về lỗi thiết kế, thi công ẩu.
Chiều cùng ngày, Sở GTVT TP ra thông báo phân luồng giao thông các tuyến đường Trường Sa, Đặng Văn Ngữ kể từ ngày 5 - 7.8, cùng với các lộ trình thay thế để lưu thông.
Kỹ sư cao cấp Hà Ngọc Trường, Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, nhận xét đây là “hố tử thần” lớn nhất TP từ trước đến nay, có thể lọt một chiếc xe buýt. Cũng theo ông Trường, đây là lần thứ 3 khu vực này bị sụt lún.
Cụ thể, lần đầu vào ngày 4.3.2012, mặt đường chỉ bị hơi lún. Đến ngày 20.4.2016, vị trí này tiếp tục lún nặng hơn và sau đó đã được sửa chữa bằng cách bù lún. Đến tối 4.8 thì sụt hẳn với diện tích lớn nhất (28 m2, sâu 3 m) và đây là lần sụt lún nghiêm trọng nhất.
Dù chưa chính thức xác định nguyên nhân nhưng với kinh nghiệm cá nhân, ông Trường cho rằng có khả năng đường cống của gói thầu số 7A (tuyến cống bao dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) bị hở hoặc vỡ. Theo thiết kế, tuyến cống này nằm sâu 7,34 m dưới mặt đất. Nếu không sửa ngay sẽ ảnh hưởng đến nhà dân.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm
Cũng trong chiều qua, theo chỉ đạo của UBND TP, lãnh đạo Sở GTVT tổ chức cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan gồm đại diện chủ đầu tư, 2 nhà thầu (của gói thầu số 7 và số 10D), Thanh tra GTVT... để bàn giải pháp xử lý vụ việc.
Ông Lê Hoàng Minh cho biết Sở GTVT sẽ làm đầu mối mời các chuyên gia thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP, chuyên gia độc lập, cùng vào cuộc xác định nguyên nhân. Vị trí sụt lún thuộc gói thầu nào thì nhà thầu đó phải chịu trách nhiệm, bỏ chi phí khắc phục, xử lý.
Trong 3 ngày phải trả lại mặt đường cho giao thông. Khu quản lý giao thông đô thị số 1 và Phòng Quản lý khai thác hạ tầng Sở GTVT phải tổ chức phân luồng từ xa để người đi đường chủ động chọn hướng đi tránh kẹt xe.
Ngoài ra, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP phối hợp với Sở GTVT tổ chức vận hành các van, bơm để ngăn nước vào kênh gây nguy cơ sạt lở tiếp tục. Sở GTVT sẽ báo cáo gấp UBND TP để có biện pháp xử lý.
Theo ông Vương Hải Long, Giám đốc Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường, bước đầu đã xác định khu vực sụt lún “hố tử thần” nằm giữa khu vực giao nhau giữa gói thầu số 10D và gói thầu số 7 (đoạn giao giữa tuyến cống băng ngang kênh và cừ) nên phải đào xuống mới xác định “tác giả”.
Khi đó, buộc nhà thầu này phải bỏ kinh phí sửa chữa khắc phục. Ông Long cho biết bắt đầu từ tối 5.8 sẽ đóng cừ xung quanh hố sụp. Chậm nhất trong vòng 3 ngày sẽ hoàn tất việc đóng cừ, sau đó đào sâu xuống xác định nguyên nhân.
Ngăn triều để hạn chế sụt lún
Tại cuộc họp chiều 5.8, đại diện Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP đề xuất đóng van ngăn triều rạch Thị Nghè để thủy triều không thể vào kênh gây sụt lún thêm. Mặt khác, phải tổ chức ngay việc đào sâu xuống bên dưới để cô lập vùng sụt lún với mặt đường. Do đường cống bên dưới lớn (đường kính 600 mm) nên cần đào hở. Nếu phát hiện bị vỡ phải bỏ đoạn cống này và thay bằng cống mới. Còn nếu bị hở, nên dùng keo nối các đoạn hở lại.
|
Bình luận (0)