Loài kiến to lớn khác thường này có tên gọi Titanomyrma lubei, được xác định là từng tồn tại trên trái đất 50 triệu năm về trước. Hóa thạch loài côn trùng này được tìm thấy trong trầm tích cổ thuộc vùng hồ xa xưa ở Wyoming và đã được công nhận là loài kiến lớn nhất mà con người từng biết đến.
Kiến Titanomyrma lubei có chiều dài cơ thể bình quân 5 cm, sống trong vùng khí hậu nóng và được cho rằng rất giống với hóa thạch kiến từng phát hiện tại đảo Wight và tại nước Đức sống cùng thời kỳ đó. Trong lịch sử Trái đất thì thời này được gọi là kỷ Eocene, được đánh dấu với mức nhiệt độ toàn cầu cao hơn hiện nay vì lượng khí gây hiệu ứng nhà kính phát thải quá nhiều vào bầu khí quyển. Kỷ nguyên Eocene cũng chính là giai đoạn bắt đầu phát triển của các loài động vật có vú hiện đại.
Báo Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Bruce Archibald đang làm việc tại Đại học Simon Fraser (British Columbia, Mỹ) cho rằng, trước đây chưa từng phát hiện hóa thạch của loài kiến thợ có kích cỡ này mà thường là kiến chúa. Người ta còn phát hiện được loài kiến thợ này có cánh mặc dù thông tin về chúng còn rất ít ỏi đối với giới khoa học.
Từ hóa thạch ở châu u đến hóa thạch mới đây được phát hiện ở Wyoming cho thấy loài kiến khổng lồ Titanomyrma lubei đã từng thực hiện những chuyến du hành từ châu u đến Bắc Mỹ hoặc ngược lại trong thời gian mà “thân nhiệt Trái đất” tăng cao. Cũng theo tiến sĩ Archibald thì vào kỷ Eocene cũng đã từng có sự di cư của nhiều loại động vật có vú khác.
Nghiên cứu của các nhà sinh học cho thấy hầu như các loài kiến dài hơn 3 cm đã tuyệt chủng, ngoại trừ chi kiến Dorylus tại châu Phi có vài cá thể dài tới 5 cm.
Song Mai
Bình luận (0)