Một bạn nam vô tính (không bị hấp dẫn bởi ai về mặt tình dục) đặt câu hỏi: liệu có thế giới thứ tư không, khi mà bản thân người này không có cảm xúc với cả những người đồng tính hay dị tính?
Một bạn nam vô tính (không bị hấp dẫn bởi ai về mặt tình dục) đặt câu hỏi: liệu có thế giới thứ tư không, khi mà bản thân người này không có cảm xúc với cả những người đồng tính hay dị tính?
Ảnh: Chí An |
Buổi nói chuyện “Hỏi gì cũng được với Dám yêu” (ảnh) do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) và Mạng lưới NextGen miền Bắc (Mạng lưới hoạt động vì LGBT) tổ chức tại Hà Nội vào cuối tuần qua nhận được nhiều chia sẻ chân thành từ người LGBT (người đồng tính luyến ái nữ, đồng tính luyến ái nam, song tính luyến ái và người chuyển giới).
Một bạn nam vô tính (không bị hấp dẫn bởi ai về mặt tình dục) đặt câu hỏi: liệu có thế giới thứ tư không, khi mà bản thân người này không có cảm xúc với cả những người đồng tính hay dị tính?
Tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương, nghiên cứu về nhân học văn hóa - xã hội, cho rằng các bạn trẻ hoang mang do không hiểu rõ về các khái niệm trong cộng đồng LGBT. “Rất nhiều bạn chuyển giới nghĩ mình là đồng tính vì người ta chưa nghe nhiều về khái niệm chuyển giới. Các bạn chuyển giới nam nghĩ mình là đồng giới nữ vì các bạn cứng tính, thích con gái”, tiến sĩ Phương nói.
Theo anh Lương Thế Huy, quản lý chương trình Quyền LGBT thuộc iSEE, người thuộc cộng đồng LGBT, lâu nay những người đồng giới thường được biết đến là đồng tính nam, đồng tính nữ và rất ít người biết đến những người song tính. Người song tính trở thành một nhóm trong cộng đồng LGBT và là số ít trong xã hội. Bản thân người song tính không biết “dán nhãn” giới tính cho mình là gì.
Tuy nhiên, tiến sĩ Phương cho biết: “Các bạn trẻ hoang mang thường là các bạn đang ở độ tuổi khám phá xu hướng tính dục của mình. Đôi khi các bạn không hiểu tình cảm thật sự của mình là yêu hay chỉ thích thích. Họ chưa trải qua tình yêu thật sự và trải nghiệm về tình dục. Và việc các bạn trẻ hoang mang sẽ chỉ diễn ra trong một độ tuổi nhất định. Những người ở độ tuổi 25 - 30 trở lên thường hiểu rõ hơn về giới tính của mình, khi mà họ đã trải qua tình yêu thật sự, biết nửa kia của mình là ai”.
Anh Huy khuyên để hiểu rõ về giới tính của mình, mỗi người nên tìm đọc các tài liệu chính thống và uy tín trên thế giới do iSEE tập hợp về giới, nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực LGBT hoặc các chuyên gia về tâm thần học tư vấn.
Bình luận (0)