Khảo sát này thực hiện trên 223 HS thuộc 3 trường: THPT Nguyễn Trãi (Q.4), Nguyễn Hiền (Q.11), Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM (Q.5). “Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy các trường rất ít khi tổ chức hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS”, bà Hương nói.
Chưa hết, cách tổ chức của các trường cũng ít có hiệu quả vì giáo viên, cán bộ quản lý không có thời gian nên thường giáo dục chung là chính, việc tư vấn riêng hầu như có. Chính vì vậy, mỗi khi HS có những thắc mắc liên quan cũng chẳng biết hỏi ai. Khi được hỏi tác hại của quan hệ trước hôn nhân, lạm dụng tình dục, thủ dâm, có thai ngoài ý muốn… hầu hết HS đều biết rõ những việc trên sẽ gây ảnh hưởng đến học tập, tinh thần, sức khỏe. Tuy nhiên HS lại thiếu hiểu biết đầy đủ và kỹ năng giải quyết tình huống nên lúng túng, chưa có cách xử trí đúng đắn.
Đáng lo ngại hơn, để tìm cách giải quyết, HS lại hỏi bạn bè hoặc tra cứu thông tin trên internet. “Bạn bè đồng trang lức thì thường không am hiểu hoặc thiếu kinh nghiệm, còn thông tin trên internet không hẳn cái nào cũng đúng. Và khi xử trí không đúng cách thì hậu quả khôn lường”, tiến sĩ Hương nhận định. Theo bà Hương, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (15 - 19) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi này, trong đó 60 - 70% là HS, sinh viên. Nên việc giáo dục kiến thức sinh sản ở trường THPT là vô cùng cấp bách và cần thiết.
Minh Luân
>> Truyền thông sức khỏe sinh sản
>> Chăm sóc sức khỏe sinh sản
>> Giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS-SV
>> Tư vấn sức khỏe sinh sản cho công nhân
>> Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Bình luận (0)