Học trường quốc tế hay du học - kinh nghiệm từ người trong cuộc

15/03/2021 10:14 GMT+7

Ngày 13.3, Báo Thanh Niên đã tổ chức buổi trao đổi trực tuyến có chủ đề 'Học trường quốc tế hay đầu tư cho con du học?'.

Các khách mời đã đưa ra những thông tin cụ thể cũng như lời khuyên hữu ích để giúp phụ huynh trả lời câu hỏi này.

Học trường quốc tế có quên “gốc Việt"?

Theo bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Khôi Nguyên (KNE), bà có 3 người con đã và đang học Trường Quốc tế Canada (CIS). Trước khi vào học CIS ở lớp 8 và lớp 9, 2 con đầu của bà đã trải qua hết mọi môi trường công lập và tư thục khác tại Việt Nam. Mặc dù không muốn cho con đi du học sớm nhưng khi học hết lớp 11, vợ chồng bà quyết định cho con đi du học tại Canada lớp 12. Việc này xuất phát từ suy nghĩ là nếu con học lớp 12 tại nước ngoài thì đăng ký và hội nhập môi trường ĐH thuận lợi hơn.
“Thấy anh chị đi học, con gái út của tôi cũng muốn đi du học ở Canada từ lớp 9. Nhưng khi học hết lớp 8, con lại thay đổi ý định. Theo con thì con tiếc những hoạt động như thể thao tại CIS. Qua Canada phải làm lại từ đầu trong môi trường mới. Hiện nay, tuy chỉ học ở Việt Nam nhưng cháy vẫn phát triển tốt về thể chất và tính cách. Cháu chưa tốt nghiệp nhưng nhận được 19 lời mời học của các trường ĐH nước ngoài. Cháu là tay bóng chuyền giỏi của trường. Điều tôi yên tâm là mình vẫn giữ được con bên cạnh để chăm lo, nhắc nhở, thậm chí hướng dẫn con, giải tỏa khúc mắc về tâm sinh lý tuổi mới lớn. Đây là điều tôi luôn canh cánh trong lòng khi không có điều kiện ở bên cạnh con gái thứ hai. Tôi có cơ may là có con trải nghiệm hết các môi trường giáo dục, có con du học sớm, có con ở lại Việt Nam để so sánh. Theo tôi, khi học ở nước ngoài sẽ học được nhiều điều mới nhưng hiện nay, với môi trường tại các trường quốc tế, học sinh vẫn có thể trải nghiệm rất nhiều điều như các trường ở nước ngoài”, bà Oanh kể lại.
Một phụ huynh đặt câu hỏi: “Liệu học trường quốc tế thì có lo lắng con “mất gốc" không?”. Tiến sĩ Brenda Jane Williamson - Tổng hiệu trưởng Hệ thống Trường Quốc tế Canada (CISS - Q.7, TP.HCM), cho rằng đây là một câu hỏi thú vị. Nhưng hiện nay, đối với các trường quốc tế, đặc biệt là các trường thuộc CISS, chú trọng và nhấn mạnh nền tảng văn hóa về quốc gia sở tại là ưu tiên hàng đầu của nhà trường để các em có kiến thức, có sự tôn trọng, trân trọng văn hóa gốc của mình. Triết lý của trường là Roots and Wings (Cội rễ và Đôi cánh). Trường mong muốn là trước khi các em bước ra thế giới thì các em phải được ươm mầm và nuôi dưỡng cội rễ ban đầu về giá trị văn hoá, sau đó có đôi cánh vươn ra môi trường quốc tế và làm được những gì mong muốn với sự hướng dẫn, giáo dục bằng giá trị cốt lõi của nhà trường. Theo đó, các trường có chương trình tích hợp dạy các môn văn hoá Việt cho học sinh, chú trọng 4 môn: ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Điều này nhằm giúp các em có hiểu biết về Việt Nam, văn hóa, sự kiện trong lịch sử, quy tắc ứng xử của người Việt Nam, có điều kiện so sánh sự kiện Việt Nam với thế giới để có thể mở rộng quan điểm của mình.

Chuẩn bị để bước ra thế giới

Theo bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, nếu nói về lứa tuổi du học thì thông thường các trường nước ngoài tiếp nhận học sinh từ năm 11 tuổi. Nhưng từ quan điểm một người mẹ, bà không dám cho con đi du học từ năm 11 tuổi, dù không phải người thích bảo bọc cho con. Bà cũng không muốn cho con đi du học ngay từ lứa tuổi học phổ thông. Có nhiều lý do nhưng bà cho rằng để con rời xa vòng tay gia đình quá sớm khi chưa đủ độ tuổi trưởng thành để nhận thức về mọi thứ và tự tổ chức cuộc sống là điều khá mạo hiểm. Theo bà, ở lứa tuổi chưa thành niên, con vẫn nên có sợi dây gắn kết với gia đình hiện diện hàng ngày.
Mặc khác, hiện nay, học sinh tại Việt Nam cũng có thể học các bằng cấp, chứng chỉ quốc tế để chuẩn bị sẵn trước khi bước ra thế giới. Theo cô Melissa O'Leary - Giáo viên tư vấn hướng nghiệp của Trường Quốc tế Canada, tại Trường Quốc tế Canada hiện nay có chương trình Tú tài quốc tế (IB), bằng cấp này hiện nay được 158 trường ĐH trên thế giới công nhận. Bên cạnh đó, bằng Trung học Ontario (OSSD) đang được giảng dạy cũng là bằng danh giá toàn cầu. Giáo viên của 2 chương trình này đều được tập huấn, đào tạo kỹ lưỡng để giảng dạy. Chất lượng học sinh cũng là chất lượng quốc tế.
Bà Phạm Thị Mai Phương, Phụ trách quản lý chuyên môn khối Trung học Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein (AES - Khu dân cư 13C đường Nguyễn Văn Linh, H.Bình Chánh, TP.HCM), cũng cho biết trong năm học vừa rồi, trường triển khai chương trình VCE, giúp học sinh có thể lấy bằng tú tài của bang Victoria (Úc). Học sinh học từ lớp 1-10, có thể kết nối, gắn bó chặt chẽ ngôn ngữ Việt Nam. Sau đó, khi đến lớp 11, học sinh có thể chọn tốt nghiệp THPT theo chương trình Bộ GD-ĐT hoặc cũng có thể chọn học chương trình VCE. Học sinh có chứng chỉ VCE không cần học khóa học dự bị tiếng Anh nào khi học nước ngoài nữa. Chứng chỉ VCE tương đương Tú tài quốc tế (IB) hay A-Level, SAT. Các trường của Úc cũng như nhiều trường ĐH danh giá trên thế giới đều chấp nhận chứng chỉ VCE.
Nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho phụ huynh
Theo bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, để giúp phụ huynh cho con học tại môi trường quốc tế, hiện nay các trường trong Hệ thống Trường Quốc tế Canada có các chương trình hỗ trợ tài chính theo gói đóng trước 1 lần có hoàn lại sau 12 năm học hoặc không hoàn lại, tùy phụ huynh lựa chọn. CISS cũng ký kết hợp tác với 2 ngân hàng ACB và Shinhanbank để có hỗ trợ hợp lý cho phụ huynh có nhu cầu vay với lãi suất thấp để tham gia các gói tài chính. Phụ huynh có thể vay ngân hàng trả góp để đóng học phí mà hoàn toàn không có lãi suất.  
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.