Xe

Hội nhập kinh tế: Nỗi lo 'mượn đường'

16/06/2018 00:00 GMT+7

Chiêu trò “mượn đường” như trên đang được doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng ở nhiều lĩnh vực.

Gần đây, truyền thông Ấn Độ có bài viết cảnh báo về khả năng các hãng điện thoại di động Trung Quốc tổ chức sản xuất ở các nước thuộc ASEAN rồi xuất khẩu sang Ấn Độ. Vốn dĩ, ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do với Ấn Độ và theo đó thì mặt hàng điện thoại di động có thể hưởng thuế ưu đãi ở mức chỉ 0%.
Chính vì thế, một số nhà sản xuất Trung Quốc chuyển bớt hoạt động sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia và Thái Lan, để xuất khẩu sang Ấn Độ nhằm hưởng lợi về mức thuế, thay vì phải chịu mức thuế 20%. Nhờ đó, mức lợi nhuận sẽ cao hơn hẳn. Thế nhưng, phần lớn lợi nhuận lại vẫn được chuyển về Trung Quốc. Vì vậy, chiêu trò này sẽ tạo ra nguồn lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc, còn Ấn Độ thì thất thu thuế, các nước ASEAN thì chỉ hưởng phần nhỏ trong chuỗi giá trị sản xuất.
Thực tế, chiêu trò “mượn đường” như trên đang được doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, các nền kinh tế bị “mượn đường” không chỉ chẳng nhận lợi ích đáng kể, mà còn có thể hứng chịu nhiều rủi ro khi có thể bị các nước đối tác khác áp dụng một số biện pháp trừng phạt. Mới đây, Mỹ quyết định tăng mạnh mức thuế nhập khẩu đối với thép đến từ VN cũng với cáo buộc do Trung Quốc “mượn đường” để né thuế. Mức thuế suất thậm chí có thể lên đến hơn 200%. Khi đó, không chỉ sản phẩm Trung Quốc bị tăng thuế mà ngay cả thép thuần VN cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Chính vì thế, “mượn đường” là một thách thức đang đặt ra cho các nền kinh tế ở ASEAN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.